Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 91 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Xử lý rủi ro tín dụng

Trong quá trình thẩm định trước khi cho vay nếu phát hiện ra món vay tiềm ẩn rủi ro lớn thì chi nhánh quyết định không cho vay hoặc có cho vay nhưng sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa cụ thể như giảm số vốn cho vay, yêu cầu tài sản đảm bảo...

Trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM hiện nay, cạnh tranh về sản phẩm và chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định thị phần và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để cạnh tranh và phát triển ổn định, hiệu quả, MB cũng không ngừng nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm tín dụng với chính sách riêng nhằm thu hút khách hàng và phát triển hệ thống của mình nhưng cũng đồng thời đảm bảo an toàn một cách tối đa bằng cách đưa ra các sản phẩm cho vay có bảo đảm.

Sau khi giải ngân nếu phát hiện khoản vay của khách hàng có vấn đề thì cán bộ tín dụng cần phải gặp gỡ khách hàng để xem xét lại báo cáo tài chính, doanh số bán hàng trong vòng 12 tháng, dự báo dòng tiền, kế hoạch về thời gian giảm nợ... Sau đó, CBTD đề nghị bên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,

phòng quan hệ khách hàng, phòng thẩm định khoản vay và phòng hỗ trợ quan hệ khách hàng họp bàn phương án xử lý. Tiếp theo phòng thẩm định lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền. Thông thường Với các khoản nợ nhóm 2 do chi nhánh giải quyết, phòng thẩm định chủ trì quá trình xử lý nợ, đối Với các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 do khối QTRR chủ trì đề xuất xem xét từng trường hợp hoặc chuyển nợ xấu sang Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Bộ phận quản lý các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay đã được giải ngân, phân loại khoản vay làm căn cứ để ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế tổn thất cho chi nhánh.

Theo Công văn số 8738/NHNNCNH ngày 25/09/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại các khoản cho vay khách hàng theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo hệ thống này, các khoản cho vay của MB sẽ được đánh giá và phân loại dựa trên cả hai yếu tố định tính và định lượng. Theo đó, các khoản cho vay được phân loại theo mức độ rủi ro như sau:

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp xếp hạng và phân loại nợ Tổng điểm

Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

91 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn

71 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Nợ cần chú ý

61 65 BB Nợ cần chú ý

56 60 B Nợ dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nợ nghi ngờ

41 45 C Nợ nghi ngờ

0 40 D Nợ có khả năng mất vốn

Bảng 3.11. Bảng phân loại nợ

Xếp hạng Nhóm nợ Mô tả

AAA 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

AA 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

A 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

BBB 2 Nợ cần chú ý

BB 2 Nợ cần chú ý

B 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

CCC 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

CC 4 Nợ nghi ngờ

C 4 Nợ nghi ngờ

D 5 Nợ có khả năng mất vốn

(Nguồn: Khối QTRR của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội)[15]

+ Phân tích chất lượng nợ vay

Căn cứ vào quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Gồm: • Các khoản nợ trong hạn;

• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.

- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này là những khách hàng có: • Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. - Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn.

• Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ.

• Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.

• Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Theo số liệu từ bảng phân tích chất lượng nợ vay có thể thấy chất lượng tín dụng của MB Chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá cao, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, do tình hình chung của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Chi nhánh đã đảm bảo việc tuân thủ chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là thực hiện thiết lập một môi trường quản trị rủi ro phù hợp, hoạt động theo quy trình cấp tín dụng lành mạnh, đo lường và giám sát tín dụng, đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng. Từ đó giúp chất lượng nợ vay của Chi nhánh ổn định hơn.

Bảng 3.12. Phân tích chất lượng nợ vay tại MB Chi nhánh Thái Nguyên Quân đội giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) 2017 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 680,75 1.009,17 993,81 48,24 (1,52) Nợ cần chú ý 14,75 32,45 83,75 120 158,08

Nợ dưới tiêu chuẩn 10,24 12,89 12,74 25,87 8,71

Nợ nghi ngờ 5,66 10,31 10,52 100,37 2,03

Nợ có khả năng mất vốn 5,01 9,81 9,94 95,80 1,32

Tổng dư nợ 716,41 1.074,27 1.110,77 49,95 3,40

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]

Ngoài hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay, Chi nhánh còn cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán, bảo lãnh. Mặc dù những dịch vụ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần đem lại thu nhập cho ngân hàng.

Sau khi phân loại các khoản nợ vào các nhóm tương ứng, MB tiến hành trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ/NHNN. Dự phòng cụ thể được trích lập dựa trên rủi ro tín dụng thuần của khoản vay và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với từng nhóm như sau:

Bảng 3.13. Bảng tỷ lệ trích lập dự phòng

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thê

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng của các khoản nợ suy giảm. Như vậy MB phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng tín dụng nhưng không rõ ràng. Tỷ lệ xóa nợ thể hiện mức độ nghiêm trọng của chất lượng tín dụng. Khi tỷ lệ xóa nợ càng cao, chi phí hoạt động của ngân hàng càng tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng không hiệu quả.

Bảng 3.14. Tỷ lệ xóa nợ

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

Dư nợ cho vay Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77

Dư nợ được xóa Tỷ đồng 4,50 6,70 6,80

Tỷ lệ các khoản xóa nợ % 0,63 0,62 0,61

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]

Theo thống kê, tỷ lệ các khoản xóa nợ những năm gần đây của MB chi nhánh Thái Nguyên mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Số tuyệt đối lại có xu hướng gia tăng cho thấy chi nhánh vẫn chưa tìm ra được biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn thay cho việc xóa nợ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)