6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập thông qua việc thu thập các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về quản lý rủi ro tín dụng và các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại. Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn năm 2015 đến 2017. Từ các số liệu này để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên và đưa ra giải pháp để quản lý rủi ro hoạt động cho vay có hiệu quả.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thông tin sơ cấp
Để đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng của Chi nhánh thông
qua bảng câu hỏi điều tra. Khách hàng sẽ được phỏng vấn bằng bảng hỏi đã thiết kế trước.
- Đối tượng điều tra:
Để đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh Thái Nguyên, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra các khách hàng có quan hệ với Chi nhánh một cách thường xuyên trong vòng 01 năm gần đây và toàn bộ cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng tại chi nhánh ngân hàng.
- Mẫu điều tra:
+ Đối với đối tượng điều tra là các khách hàng: Trong nghiên cứu này,
để xác định số khách hàng sẽ được điều tra đánh giá về công tác quản trị rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:
n = N/(1+N*e2) (1) Trong đó:
n: là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.
Với N = 440 (tổng số khách hàng bình quân của ngân hàng trong 1 tuần làm việc)
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:
Ta có: n = 440/ (1 + 440 * 0,052) = 209,5=> quy mô mẫu: 210 mẫu. => Đối tượng điều tra khách hàng có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, tác giả thực hiện khảo sát là 210 người có phát sinh các giao dịch với Chi nhánh một cách thường xuyên trong vòng 01 năm gần đây, các khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tác giả đã khảo sát đầy đủ 210 khách hàng, trong thời gian từ ngày 20/03/2018 - 20/04/2018.
+ Đối với đối tượng lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh: do quy mô nhân sự của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên hiện có tổng là 35 cán bộ phụ trách bộ phận tín dụng (đã bao gồm cả 04 lãnh đạo phụ trách trực tiếp), do đó tác giả chọn số lượng điều tra là số lượng tổng thể. Hình thức điều tra là phát phiếu khảo sát trực tiếp đến tổng 35 người.
+ Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham
khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 3 phần: - Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
- Phần 2 thu thập thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng được điều tra.
- Phần 3 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về rủi ro hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên thông qua trả lời có hoặc không (khách hàng sẽ đánh giá về các rủi ro tín dụng gặp phải trong quá trình vay vốn do tác động từ môi trường; các rủi ro gặp phải thuộc về khách hàng; các rủi ro khi thẩm định hồ sơ của ngân hàng; và các rủi ro khách hàng gặp phải từ phía cán bộ ngân hàng).
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến dưới 1,8 Rất kém
2 1,8 đến dưới 2,6 Kém
3 2,6 đến 3,4 Trung bình
4 3,4 đến 4,2 Tốt
5 4,2 đến 5,0 Rất tốt
(Nguồn: Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ,