6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
3.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Hệ số sử dụng vốn
Theo cơ chế quản lý vốn tập trung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, nguồn vốn huy động không đầu tư hết của các chi nhánh
được điều chuyển đến các chi nhánh thiếu vốn sử dụng và trả cho chi nhánh thừa vốn một khoản phí gọi là phí điều chuyển vốn nội bộ. Khoản phí này đủ để chi trả chi phí huy động vốn nên tình trạng thừa vốn cũng được xem như là khoản rủi ro do không có cơ hội đầu tư để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Bảng 3.15. Hệ số sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 759,32 1450,28 1.472,12
Tổng dư nợ Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77
Hệ số sử dụng vốn % 94,35 74,07 75,45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]
Trong năm 2015 hệ số sử dụng vốn của MB Chi nhánh Thái Nguyên ở mức cao, trên 90%. Đến năm 2016, 2017 tỷ lệ này giảm xuống khá thấp, ở mức trên 70%, tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của Chi nhánh. Điều này một phần là do ảnh hưởng của nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cho thấy mức độ các khoản vay không thu hồi được đúng thời hạn đã cam kết của khách hàng đối với ngân hàng.
Bảng 3.16. Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Dư nợ cho vay Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77
Dư nợ quá hạn Tỷ đồng 35,67 65,48 116,96 Tỷ lệ nợ quá hạn Tốc độ tăng giảm % % 4,98 6,09 22,28 10,53 72,91
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]
Tỷ lệ nợ quá hạn tại MB Chi nhánh Thái Nguyên những năm gân đây ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ này cho thấy mức độ các
khoản vay không thu hồi đúng thời hạn cam kết của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng tăng cả về quy mô và tỷ lệ. Năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh đạt mức 4,98% tổng dư nợ. Tuy nhiên năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh lên mức 10,53% tổng dư nợ, tăng lên 72,91% so với năm trước. Đây là con số rất lớn và thể hiện mức độ rủi ro cao mà Chi nhánh đang gặp phải. Tình trạng tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao thể hiện các khoản vay ngày càng tiềm ân nhiều rủi ro. Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi càng lớn thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn càng cao.
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của một NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì tiềm ân rủi ro tín dụng càng lớn càng làm giảm sút lợi nhuận mà ngân hàng đạt được. Tỷ lệ nợ xấu thể hiện trực tiếp kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Bảng 3.17. Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Dư nợ cho vay Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77
Dư nợ xấu Tỷ đồng 20,91 32,03 33,21 Tỷ lệ nợ xấu Tốc độ tăng trưởng % % 2,92 2,98 2,05 2,99 0,34
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua các năm từ 2015 đến 2017 ở mức thấp dưới 3% tổng dư nợ, phù hợp với mục tiêu đề ra của chi nhánh là kiểm soát nợ xấu dưới mức 3%. Tỷ lệ nợ xấu tăng về tỷ lệ và số tuyệt đối trong năm 2015, đạt 2,92% tổng dư nợ. Điều này thể hiện tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ nền kinh tế khó khăn hiện nay. So sánh chất lượng tín dụng của chi nhánh với toàn hệ thống ngân hàng thì thấy tỷ lệ nợ xấu tại MB Chi nhánh Thái Nguyên ở mức trung bình, chất lượng tín dụng dần được nâng cao và cải thiện thời gian gần đây.
Tuy nhiên trong năm 2016, 2017, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với năm 2015. Trong năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đạt mức 2,98% tổng dư nợ, tăng 2,05% so với năm 2015. Năm 2017, tỷ lệ này chiếm 2,99% tổng dư nợ, có mức độ tăng trưởng so với năm trước là 0,34%. Bảng phân tích thể hiện tuy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại MB Chi nhánh Thái Nguyên có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ này đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại MB Chi nhánh Thái Nguyên.
- Trích lập dự phòng rủi ro qua các năm
Trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra và là nguồn dự phòng để xử lý rủi ro khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ càng lớn càng thể hiện chất lượng tín dụng thấp. Chính vì vậy đây cũng là chỉ tiêu đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng.
Bảng 3.18. Tỷ lệ trích lập dự phòng
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Dư nợ cho vay Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77
Dự phòng rủi ro Tỷ đồng 11,82 18,81 19,85
Dự phòng/tổng dư nợ % 1,65 1,75 1,79
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]
Mức trích lập dự phòng và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện tỷ lệ nợ xấu và mức độ rủi ro tín dụng có dấu hiệu tăng lên. Đây một phần là hệ quả của việc nền kinh tế suy thoái khiến hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng nợ xấu.
3.2.4.2. Chỉ tiêu nợ được xử lý ngoại bảng và tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn phản ánh tỷ trọng khoản nợ không thể thu hồi được trên tổng dư nợ, thể hiện mức độ tổn thất về vốn của ngân hàng đã phát sinh rủi ro. Các khoản nợ đã được đưa ra ngoại bảng tiếp tục được theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tận thu nợ và giảm thiệt hại cho ngân hàng.
Bảng 3.19. Tỷ lệ nợ mất vốn
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Dư nợ cho vay Tỷ đồng 716,41 1.074,27 1.110,77
Dự phòng rủi ro Tỷ đồng 11,82 18,80 19,85 Tổn thất thực tế Tỷ đồng 4,54 6,75 6,87 Tỷ lệ mất vốn Tốc độ tăng giảm % % 0,63 0,63 0 0,62 (1,59)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015,2016,2017) [14]
Bảng chỉ tiêu tỷ lệ nợ mất vốn của chi nhánh thể hiện tỷ lệ mất vốn có xu hướng giảm. Năm 2015, tỷ lệ mất vốn chiếm 0,63% tổng dư nợ. Tỷ lệ mất vốn trong năm 2015 và 2016 giữ ở mức bằng nhau là 0,63%. Năm 2017 xảy ra việc giảm nhẹ ở tỷ lệ này, xuống 0,62% tổng dư nợ với mức giảm là 1,59% so với năm trước. Điều này thể hiện khả năng kiểm soát nợ xấu ngày càng có hiệu quả, hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì vốn tổn thất thực tế vẫn có xu hướng gia tăng.