Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 138 - 139)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lý nhà nước, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của NHNN với hoạt động của các NHTM là hết sức quan trọng. Vì vậy, NHNN cần phải phát huy vai trò của mình một cách thực sự hiệu quả.

Thứ nhất, NHNN cần nghiên cứu sâu ứng dụng về Hiệp định Basel II và sắp tới là Basel III về các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quốc gia khác đã ứng dụng Basel II như Mỹ và Hàn Quốc, để từ đó, xác định được mô hình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phù hợp với điều kiện của các ngân hàng Việt Nam, tiếp cận nhất với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng theo các chỉ tiêu mà thế giới đang sử dụng như ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel cũng là một việc cần được dành sự quan tâm hợp lý.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính, phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản trị rủi ro nội bộ trong các TCTD. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai,... xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ phái sinh.

Hiện nay, các văn bản pháp lý của chúng ta đã thường xuyên được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, một số văn bản còn có

những hạn chế. Mặt khác, các văn bản pháp luật lại được sửa đổi, bổ sung liên tục, để các văn bản đó gắn với thực tế hơn. Nhưng chính việc sửa đổi quá nhiều này đã gây khó khăn cho người thực hiện. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật thì cần quan tâm đến tính khả thi và tính chặt chẽ của các văn bản đó trong tương lai.

Thứ tư, NHNN cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho hệ thống NHTM. Hệ thống cảnh báo là phương tiện hữu hiệu để nhận diện nền kinh tế, giúp cho các quốc gia có thể lường trước và có biện pháp đối phó với rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của nó đến nền kinh tế. Sự bất cập trong việc thu thập thông tin đang là rào cản lớn nhất để xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm. Các thông tin thường bị phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và các đơn vị quản lý. Đó là chưa kể các thông tin lại không được công khai. Đặc biệt, hệ thống các thông tin và dữ liệu chuyên ngành phục vụ trực tiếp công tác dự báo kinh tế dường như mới hình thành bước đầu, nhiều chỉ số còn thiếu, hoặc chưa được kết nối với hệ thống các chỉ số thống kê chính thức quốc gia hàng năm. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo sớm, NHNN kết hợp với các Ban ngành sớm áp dụng để hạn chế thiệt hại cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)