6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Chính sách và quy trình cho vay áp dụng tại ngân hàng
Với hoạt động cho vay nói chung, các NHTM đều thiết lập và ban hành chính sách và quy trình cho vay cụ thể, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Chính sách cho vay và quy trình cho vay của MB đều nhằm các mục đích: Quy định thống nhất các nội dung liên quan khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng, trong đó quy định cụ thể trình tự thực hiện các công việc của từng cá nhân, đơn vị; giúp thuận tiện trong tác nghiệp giữa các phòng/bộ phận QHKH, thẩm định tín dụng, hỗ trợ QHKH trong quá trình cấp tín dụng chặt chẽ, thống nhất, tăng cường quản trị rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ; làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ, thủ tục, hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng tại MB.
3.2.1.1. Chính sách cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên
Chính sách cho vay không minh bạch làm cho hoạt động cho vay lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, MB đã duy trì một chính sách quản trị rủi ro cho vay đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
-Thiết lập một môi trường quản trị rủi ro cho vay phù hợp;
-Hoạt động theo một quy trình cho vay lành mạnh;
- Duy trì một quy trình quản trị, đo lường và giám sát hoạt động cho vay phù hợp;
-Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro cho vay.
Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách cho vay theo khung và kế hoạch phát triển quá trình cho vay đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2018- 2020 và các kế hoạch cho vay hàng năm; Khung chính sách cho vay được ban
hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn cho vay và thẩm quyền quyết định giới hạn cho vay, quy chế Hội đồng cho vay, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...; Các quy trình nghiệp vụ cho vay được chuẩn hóa và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống phần mềm, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng. Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo cho vay trong từng thời kỳ.
+ Chính sách cho vay đối với khách hàng
Chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên do Hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay áp dụng chung cho toàn hệ thống, cho tất cả các khách hàng vay. Theo quy định nội bộ của MB:
• Đối tượng vay vốn: Tất cả các khách hàng là tổ chức kinh tế hoạt động theo luật pháp Việt Nam có nhu cầu vay vốn để mở rộng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Nguyên tắc cho vay: khách hàng vay vốn của tại MB phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
• Điều kiện cho vay: Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái
Nguyên xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo quy định của MB từng thời kỳ.
• Mức cho vay: Theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách
hàng, tài sản bảo đảm và khả năng nguồn vốn của MB và theo quy định của pháp luật.
• Lãi suất cho vay: Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái
Nguyên áp dụng chính sách lãi suất cho vay thả nổi, bằng lãi suất cơ sở 12 tháng trả lãi sau + (cộng) biên độ tối thiểu 3,5% + (cộng) chi phí huy động tăng thêm nhưng không thấp hơn mức lãi suất áp dụng tại thời điểm cho vay từng thời kỳ. Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.
• Bảo đảm tiền vay:
Tại MB, danh mục tài sản bảo đảm được nhận để đảm bảo cho khoản vay thường xuyên được thay đổi tùy tình hình cụ thể. Trong các năm trở lại đây MB quản lý rất chặt chẽ danh mục tài sản bảo đảm cũng như tỷ lệ cấp tín dụng cho từng loại tài sản bảo đảm của mình. Hạn chế nhận các loại tài sản có tính rủi ro cao như: cổ phiếu, máy móc thiết bị đơn lẻ, máy công trình, hàng hóa. Đồng thời, MB đã hạn chế thẩm quyền thẩm định tài sản bảo đảm của các chi nhánh. Cụ thể đối với tài sản bảo đảm mà mức cho vay trên tài sản này vượt trên 3 tỷ đồng bắt buộc thuê bên thứ ba thẩm định giá độc lập. MB cũng lựa chọn danh mục các công ty thẩm định giá tài sản đủ tiêu chuẩn, các chi nhánh tại các địa bàn chỉ được lựa chọn các công ty thẩm định giá thuộc danh mục này.
Đối với tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị định giá tài sản, MB liên tục điều chỉnh tỷ lệ này trong 3 năm trở lại đây. Mặc dù tỷ lệ cho vay trên tài sản cùng
loại tương tự tại các ngân hàng thương mại khác cao hơn MB (điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của MB), tuy nhiên MB vẫn kiên quyết áp dụng tỷ lệ cho vay theo khẩu vị rủi ro của mình. Ví dụ như phương tiện vận tải đã qua sử dụng có xuất xứ Trung Quốc, tỷ lệ cho vay tại BIDV là 70%, Vietinbank là 55% nhưng tại MB chỉ là 30%. Việc làm này giúp “thanh lọc” lại tài sản bảo đảm của toàn hệ thống, hạn chế nhận các tài sản rủi ro cao, khấu hao nhanh, giảm thiểu rủi ro khi phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ.
+ Chính sách cơ cấu, định hướng đầu tư
Hằng năm, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, định hướng của Đảng, Chính phủ các ngành nghề ưu tiên, trên cơ sở đánh giá rủi ro các ngành nghề/lĩnh vực MB sẽ ban hành các ngành, lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, tăng trưởng, các chi nhánh có thể tham khảo để thực hiện.
Định hướng của MB là tập trung cho vay vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
+ Các ngành được ưu tiên cấp tín dụng như: điện, xăng dầu gas, viễn thông, điện tử, vận tải, dệt may, thức ăn chăn nuôi, hàng tiêu dùng...
+ Ngành phải tăng cường kiểm soát tín dụng: thi công xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đầu tư mở rộng dự án sản xuất phôi thép, thép xây dựng, đầu tư dự án mới sản xuất clinker, xi măng.
+ Ngành không cấp tín dụng: sản xuất xi măng lò đứng, sản xuất gạch nung bằng lò thủ công, đầu tư cơ sở sản xuất vật liệu lợp sử dụng amiang chrysotile, cơ sở sản xuất gạch ceramic.
Việc định hướng tín dụng như vậy sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro gặp phải trong quá trình cho vay tại các chi nhánh MB.
Do đặc điểm là 1 tỉnh miền núi tập trung nhiều khoáng sản như sắt, vàng, Angtimon, Mangan, thiếc.. nên số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai
thác khoáng sản, luyện gang, đúc gang, Mangan, sản xuất thép khá lớn, bên cạnh đó, mảnh kinh doanh thương mại các sản phẩm hàng hóa này cũng hoạt động sôi động, do vậy Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên cũng đã trình Tổng giám đốc và được phê duyệt cấp tín dụng cho các khách hàng này với các điều kiện kèm theo như về tài sản bảo, đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh những ngành được khuyến khích, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên cũng hạn chế một số ngành nghề: thi công xây dựng, bất động sản, xi măng, gỗ.
3.2.1.2. Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên
Tại MB, quy trình cho vay được thực hiện theo mức phán quyết, quá trình thẩm định được thực hiện tại một số cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đơn giản hóa quy trình thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định nhằm phục vụ, phát triển khách hàng, phát triển thị phần.
Quy trình cho vay của MB cũng như tại Chi nhánh được thực hiện thống nhất như sau [16]:
Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: chuyên viên quan hệ khác hàng thu thập hồ sơ vay vốn và thông tin của khách hàng theo quy định, hướng dẫn của MB.
Bước 2: Lập báo cáo đề xuất tín dụng: chuyên viên quan hệ khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền kiểm soát và chuyển sang Phòng thẩm định tín dụng theo quy định của MB.
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định tín dụng: chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng theo mẫu báo cáo thẩm định tín dụng được quy định tới từng nhóm khách hàng, sản phẩm. Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc do thiếu thông tin, phương án kinh doanh cần cơ cấu..., chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ bổ sung thông tin hay gặp khách hàng.
Bước 4: Thẩm định tài sản đảm bảo: chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thẩm định tài sản đảm bảo theo quy định của MB.
Bước 5: Xét duyệt: chuyên viên thẩm định tín dụng gửi báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định tín dụng và hồ sơ tới cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh để phê duyệt.
Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng cấp tín dụng và các văn kiện tín dụng có liên quan.
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt.
- Chuyên viên thẩm định tín dụng nhận lại phê duyệt từ cấp có thẩm quyền và chuyển đến chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng để thực hiện các bước tiếp theo.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng họp để thống nhất các điều kiện, điều khoản của các văn kiện tín dụng theo phê duyệt.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan đến khoản vay, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra, Chuyên viên quan hệ khách hàng cân nhắc và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để xem xét lại các điều kiện đưa ra nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Trong trường hợp này, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.
Bước 2: Ký các văn kiện tín dụng
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng soạn thảo các văn kiện tín dụng theo quy định của MB phù hợp với các nội dung đã được phê duyệt.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng giới thiệu khách hàng với Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng để phối hợp ký các văn kiện tín dụng và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của MB.
- Sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục ký các văn kiện tín dụng có liên quan, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trình ký cấp có thẩm quyền.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật và MB.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với một số điều khoản tại các văn kiện tín dụng mà không làm thay đổi các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra tại phê duyệt, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trao đổi, thống nhất và trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng xem xét, chỉ đạo.
Giai đoạn 3: Giải ngân
Bước 1: Nhận và lập hồ sơ - Đối với hồ sơ giải ngân:
+ Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân.
+ Trường hợp điều kiện giải ngân được đáp ứng, chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân (khế ước nhận nợ, chứng từ giải ngân...) cho phụ trách phòng/bộ phận ký kiểm soát, trình lãnh đạo phê duyệt việc giải ngân.
+ Cấp có thẩm quyền tại chi nhánh là Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt giải ngân.
Trường hợp điều kiện giải ngân không được đáp ứng, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trao đổi với chuyên viên quan hệ khách hàng để bổ sung, cung cấp thông tin. Trường hợp cần có thay đổi trong nội dung để phê duyệt, quy trình được thực hiên bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.
Bước 2: Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ
- Hồ sơ giải ngân: Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng sau khi trình duyệt hồ sơ giải ngân tiến hành lấy số khế ước, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống, thực hiện giải ngân theo quy định của MB.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng hoặc thông qua Chuyên viên quan hệ khách hàng trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng lưu hồ sơ theo quy định và thông tin về khoản vay cho Chuyên viên quan hệ khách hàng.
Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi tín dụng
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng thường xuyên theo dõi, quản lý tài khoản/giao dịch của khách hàng, thông tin cho Chuyên viên quan hệ khách hàng các diễn biến của tài khoản.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay/bảo lãnh, tình hình khách hàng... Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn có xác nhận của khách hàng và báo cáo lãnh đạo phòng.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra, Chuyên viên quan hệ khách hàng chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Chi nhánh xem xét, chỉ đạo.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng theo dõi các điều kiện, điều khoản của Hợp đồng, thông báo cho khách hàng, Chuyên viên quan hệ khách hàng về việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng như đánh giá lại tài sản đảm bảo, nợ gốc lãi đến hạn...
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng phối hợp cùng Chuyên viên quan hệ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh: gian hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy bỏ các văn kiện tín dụng...
Giai đoạn 5: Xử lý tín dụng xấu
- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng, Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên thẩm định tín dụng họp