6. Kết cấu của luận văn
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên
4.2.1. Nâng cao năng lực nhận diện rủi ro, xác định tổn thất khi xảy ra rủi ro cho vay
4.2.1.1. Nâng cao năng lực nhận diện rủi ro
Đây là khâu đầu tiên trong quản trị rủi ro cho vay, trên cơ sở nhận biết rủi ro các nhà quản trị sẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo, đây là một trong các nội dung quan trọng nhất trong quản trị rủi ro cho vay. Để nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của rủi ro cho vay, trên cơ sở đó phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của rủi ro cho vay, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến rủi ro cho vay của ngân hàng.
Trên cơ sở các dấu hiệu rủi ro cho vay, các bộ phận chịu trách nhiệm quản trị rủi ro theo phạm vi nhiệm vụ của mình đưa ra các đánh giá, nhận xét, đề xuất đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp để có phương án xử lý kịp
thời. Dấu hiệu của rủi ro cho vay có thể đến từ phía khách hàng hay từ chính nội bộ ngân hàng. Quá trình này được thực hiện trong suốt quá trình cho vay của khách hàng, từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát cho vay đến khâu cuối cùng đó là xử lý nợ có vấn đề.
Để tăng cường hiệu quả nhận biết rủi ro cho vay, Ngân hàng cần lưu ý một số khâu trong quy trình cho vay, đặc biệt là các khâu: Thẩm định cho vay, phê duyệt cho vay và chất lượng các báo cáo về cho vay, rủi ro cho vay, cụ thể:
Thẩm định cho vay
Ngân hàng phải đánh giá, thẩm định cho vay trước khi phê duyệt cho vay. Nội dung đánh giá, thẩm định cho vay bao gồm:
- Đánh giá về các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
-Mục đích xin cho vay của khách hàng và nguồn tiền trả nợ;
-Tổng mức rủi ro cho vay của khách hàng;
-Xếp hạng rủi ro của khách hàng;
-Các điều khoản và thỏa thuận dự kiến;
-Tính đầy đủ và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm;
-Các phê duyệt của các cơ quan chức năng (nếu có).
Trường hợp sử dụng kết quả phân tích, đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài để thẩm định cho vay, ngân phải kiểm tra chất lượng nguồn này và phải đảm bảo nguồn đánh giá từ bên ngoài phải độc lập với bên được cho vay trong mọi trường hợp.
Ngân hàng phải phân tích khả năng tài chính, dòng tiền (giá trị và thời gian) và mục tiêu sử dụng vốn vay của khách hàng để cung cấp các hình thức cho vay, sản phẩm tín dụng phù hợp cho khách hàng, và đảm bảo mức rủi ro/lợi nhuận hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí phát sinh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối với các khoản cho vay có tài sản bảo đảm, ngân hàng phải có đánh giá, thẩm định đối với tài sản bảo đảm đó được coi là nguồn trả nợ khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Đối với các khoản cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba phải đánh giá, thẩm định khách hàng và bên bảo lãnh thứ ba để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên thứ ba khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Phê duyệt quyết định cho vay
Ngân hàng phải có quy trình phê duyệt quyết định cho vay ở các cấp từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Quy trình phê duyệt quyết định cho vay phải được quy định bằng văn bản đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quy định cụ thể cá nhân hoặc hội đồng có thẩm quyền phê duyệt quyết định cho vay theo các tiêu chí (bao gồm tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính) và các trường hợp chuyển lên cấp thẩm quyền cao hơn để phê duyệt. Biên bản phê duyệt quyết định cho vay phải ghi rõ cơ sở, lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt (phải được lưu lại trong hồ sơ phê duyệt) và cá nhân, chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết định cho vay đó;
- Hội đồng quản trị phê duyệt các khoản cho vay có mức độ rủi ro trọng yếu và các khoản cho vay của khách hàng thuộc đối tượng quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng.
- Quy định cụ thể các trường hợp ngoại lệ về phê duyệt quyết định cho vay và quy chế ghi nhận, báo cáo các ngoại lệ này;
- Tính minh bạch để bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm toán, kiểm tra và thanh tra, giám sát theo quy định pháp luật.
Trên cơ sở quy mô, mức độ phức tạp của khoản cho vay, quy trình phê duyệt quyết định cho vay có quy định cụ thể về các thông tin thẩm định cho vay cần thiết để phê duyệt quyết định cho vay.
Yêu cầu đối với báo cáo về rủi ro cho vay
Định kỳ hay đột xuất (theo yêu cầu), khối quản trị rủi ro phải lập và trình các báo cáo nội bộ về rủi ro cho vay cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành của ngân hàng với các nội dung sau:
- Chất lượng của các khoản cho vay, danh mục cho vay phân loại theo quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề, hạng rủi ro, quy mô, tài sản bảo đảm, loại tiền tệ và kỳ hạn;
-Các khoản cho vay có vấn đề;
-Các khoản cho vay lớn và tình hình tập trung cho vay;
-Các khu vực, lĩnh vực ngành nghề có tỷ lệ tăng trưởng cho vay mạnh;
-Đánh giá tài sản bảo đảm, phân loại các khoản cho vay theo tài sản bảo đảm;
-Tình hình trích lập dự phòng rủi ro;
-Tình hình kinh doanh các sản phẩm mới hoặc hoạt động cho vay trong thị trường mới, bao gồm kết quả trong giai đoạn thử nghiệm;
-Các quyết định cho vay ngoại lệ không thực hiện các chiến lược, chính sách quy trình quản trị rủi ro cho vay và các cơ sở, lý do của người có thẩm quyền quyết định;
-Kết quả rà soát, đánh giá việc triển khai các khuyến nghị do kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập đưa ra;
-Các vi phạm hạn mức rủi ro trong kỳ báo cáo và lý do vi phạm;
-Các khuyến nghị về công tác quản trị rủi ro cho vay.
-Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn;
-Đánh giá chung tất cả các rủi ro và đánh giá cụ thể từng loại rủi ro trọng yếu trên cơ sở so sánh với hạn mức rủi ro và tác động đối với vốn và lợi nhuận của tổ chức cho vay, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm báo cáo và trong tương lai;
4.2.1.2.Xác định tổn thất, bù đắp tổn thất khi rủi ro cho vay xảy ra
- Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý. Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, phòng Kiểm tra nội bộ phối kết hợp nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:
Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác (work - out) hay phương pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng cá nhân thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.
- Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý
Để thu hồi các khoản nợ xấu MB Chi nhánh Thái Nguyên cần xuất tiến các biện pháp sau:
+ Phân tích khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn
Chi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho phòng thẩm định và phòng xử lý rủi ro. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với cán bộ.
Thứ hai, tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng các giải
pháp sau: nâng cao hiệu quả của tổ xử lý nợ xấu, trên cơ sở phân tích từng khoản nợ, những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tập hợp các giải pháp thu hồi nợ, cách thực tiến hành chi tiết giao cho từng cán bộ phụ trách hoặc nhóm phụ trách thực hiện. Sau khi thực hiện về phải có phân tích đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện các giải pháp, ký năng, kinh nghiệp xử lý nợ xâu.
Thứ ba, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân khách hàng có dâu hiệu lừa đảo, chây ì (kể cả việc khởi kiện).
Thứ tư, sau khi phân tích, đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã xử lý
rủi ro và làm việc trực tiếp với khách hàng, rất nhiều khách hàng trả nợ ngay được một phần và xây dựng kế hoạch trả nợ dần trong tương lai. Do vậy, ngân hàng phải sử dụng các biện pháp động viên phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản xuất của người vay, để họ có thể trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều này, về phía ngân hàng cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu về lịch sử khách hàng.
+ Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách hàng trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng, khi khách hàng xuất hiện các nguồn thu, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng trả nợ ngân hàng.
Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp:
Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản thế châp để phát mại hoặc cho thuê, tự khai thác để thu hồi nợ.
Đối với những dây chuyền, dự án bị phá sản tích cực tìm khách hàng mua lại dưới nhiều hình thức có thể chuyển giao nợ, mua đứt, mua từng phần. Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại, nếu khách hàng không trả được, nếu khách hàng không trả được thì thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để thu hồi phần nợ còn lại.
Mạnh dạn “xiết nợ” các tài sản thế chấp là nhà và quyền sử dụng đất.
Đối với cho vay không có tài sản bảo đảm:
Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng… để có thể trả nợ ngân hàng.
Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là cảnh sát kinh tế dùng áp lực để ép đối tượng có nợ quá hạn lớn, có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.