Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập số liệu
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Để xây dựng được một cơ sở lý luận vững chắc về nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực, việc thu thập các số liệu thứ cấp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đặc biệt quan trọng trong việc thu thập các số liệu hoạt động thực tế về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.
Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình nhân lực, nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hồng Hà.
Những số liệu trong luận văn được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo của Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Kạn; Chi cục Thống kê Thành phố Bắc Kạn, các sở, ban, ngành ở tỉnh Bắc Kạn và tại Công ty Cổ phần Hồng Hà. Các
số liệu đã được công bố trên niên giám thống kê của tỉnh, các sách, báo, các báo cáo do Công ty cung cấp và tác giả tìm hiểu.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hồng Hà. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn đối tượng là cán bộ, công nhân, và nhân viên của Công ty Cổ phần Hồng Hà.
Luận văn chọn 100% CBCNV làm mẫu điều tra. Vậy số mẫu được chọn là 450 người. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi đối với 450 CBCNV trong đơn vị, tác giả phỏng vấn thử 3-4 người để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý. Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tên, đơn vị/bộ phận công tác, giới tính, trình độ, thời gian công tác.
Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hồng Hà.
+ Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực. + Công tác tuyển dụng lao động.
+ Công tác đào tạo và phát triển.
+ Tổ chức, thực hiện công việc, bố trí lao động. + Chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho người lao động.