Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 87 - 90)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá chung tình trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công

3.6.2 Những mặt còn tồn tại

Thứ nhất, trong xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực

- Việc hoạch định NNL mới chỉ dựa vào một số căn cứ và kinh nghiệm để ước đoán lượng lao động cần tăng thêm. Việc ước đoán không mang lại kết quả chính xác, kết quả thường được lấy dư.

- Lao động cho năm kế hoạch được ước lượng dựa trên số liệu thực tế sử dụng lao động tại các đơn vị một số năm trước. Việc đánh giá tình hình sử

dụng lao động làm căn cứ hoạch định NNL hầu như không có, hay chỉ mang tính hình thức. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chính xác cầu và cung lao động nội bộ.

Thứ hai, trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

- Việc tổ chức thi tuyển đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa công ty và các phòng ban, trong khi đó lại chưa thực sự tuyển chọn được những lao động giỏi cả về lý thuyết lẫn thực hành, điều đó xuất phát từ hình thức thi tuyển chưa thực sự sát với công việc thực tế.

- Chưa có sự phối hợp giữa công ty và các đơn vị sản xuất trực thuộc trong công tác tuyển dụng để chọn đúng NNL đảm bảo yêu cầu công việc thực tế. Bên cạnh đó, việc phối hợp trong công tác thi tuyển giữa Hội đồng tuyển dụng và Hội đồng thi tuyển cũng chưa được chặt chẽ, nên việc tổ chức thực hiện các bước tuyển dụng thường mất thời gian, và không tuyển được ngay lao động khi các đơn vị có nhu cầu.

- Chưa tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển dụng tại công ty cổ phần Hồng Hà, nên chưa có phương hướng đề ra những chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng trong tương lai.

- Công tác tuyển dụng còn có bất cập: chính sách ưu tiên đối với con em CBCNV trong ngành đã gây khó khăn trong việc tuyển dụng được những lao động có năng lực, trình độ thực sự.

Thứ ba, công tác đánh giá nguồn nhân lực

- Công tác đánh giá NNL còn hạn chế, trên thực tế dù đã có sự phân loại lao động theo giới tính, độ tuổi, trình độ đào tạo nhưng việc tổ chức nghiên cứu sâu hơn là chưa thực thi được, mọi đánh giá chỉ mang tính chung chung.

- Việc vận dụng các kết quả nghiên cứu, đánh giá nguồn lực làm cơ sở xây dựng kế hoạch về NNL sẽ bị ảnh hưởng, bởi không xác định được năng lực của đội ngũ CBCNV trong đơn vị đạt ở mức nào, để có kế hoạch đào tạo,

bổ khuyết, tuyển dụng cho phù hợp, đáp ứng được thực thế công việc, nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

- Chưa lưu tâm đến diễn biến tư tưởng của không ít CBCNV, chưa có biện pháp thực sự hiệu quả để chủ động trong việc giữ ổn định cơ cấu và lực lượng lao động có trình độ.

Thứ tư, trong chế độ đãi ngộ, khuyến khích lao động

Quy chế phân phối tiền lương hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được, khi triển khai thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Trong hoạt động SXKD của ngành liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều khâu, trong khi chưa có tiêu chí xác định được chính xác, cụ thể khối lượng công việc của từng đơn vị, từng khâu, nên việc xác định nguồn thu nhập cho các đơn vị còn phụ thuộc nhiều vào việc giao kế hoạch, nếu kế hoạch giao không sát thì phân phối cho các đơn vị không chính xác.

- Các chỉ tiêu chất lượng còn mang tính chất định tính, chưa chi tiết, các đơn vị lại phân tán nên việc giám sát xác định chất lượng cho các đơn vị còn nhiều hạn chế, không chuẩn xác đã ảnh hưởng đáng kể đến quỹ tiền lương phân phối cho tập thể.

- Một số công việc trong hoạt động sản xuất không xác định được cụ thể khối lượng công việc giao cho cá nhân, định mức lao động chưa phù hợp nên việc xác định kế hoạch giao cho cá nhân rất khó khăn, đã làm cho phân phối tiền lương đôi khi còn mang tính chất định tính, chưa đánh giá đúng hiệu quả làm việc của cá nhân.

- Phong trào thi đua và công tác khen thưởng của công ty trong những năm qua đã thu được những thành tựu to lớn. Song bên cạnh đó vẫn còn những điểm còn tồn tại làm hạn chế kết quả của phong trào chung, cần phải sớm khắc phục. Vẫn còn một số cán bộ, công nhân viên một số bộ phận chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa tác dụng của thi đua khen thưởng, chưa xác định rõ chỉ tiêu, nội dung thi đua cho mọi đối tượng nên đôi lúc còn lúng túng trong việc vận dụng

triển khai tổ chức. Trong công công tác tổ chức, phân công bố trí lao động, lập kế hoạch, định mức ở nhiều nội dung cũng còn một số hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)