Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 38 - 40)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.2.3.1. Các chỉ tiêu về sử dụng số lượng lao động và cơ cấu lao động

Số lượng lao động trong doanh nghiệp là những người đã được ghi vào danh sách của doanh nghiệp theo những hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn do doanh nghiệp quản lý và sử dụng do doanh nghiệp trả thù lao lao động.

2.2.3.2. Các chỉ tiêu về sử dụng thời gian lao động và cường độ lao động

Thời gian lao động là thời gian của người lao động sử dụng nó để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp.

Để đánh giá tình hình sử dụng lao động luận văn sử dụng các chỉ tiêu: - Cơ cấu nguồn nhân lực

- Công tác phân tích công việc

- Công tác hoạch định nguồn nhân lực - Công tác tuyển dụng nhân lực

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Chính sách phân phối quỹ lương, quỹ khen thưởng - Công tác đánh giá thành tích của tập thể và cá nhân - Môi trường và điều kiện làm việc

2.2.3.3. Các chỉ tiêu về năng suất lao động

Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động:

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thị năng suất lao động của một công nhân

W = Q/T Trong đó:

W: mức năng suất lao động của một công nhân Q: tổng sản lượng tính bằng hiện vật

T: tổng số công nhân

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị: chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp để biểu thị năng suất lao động

W = Q/T Trong đó:

W: mức năng suất lao động

Q: là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu T: người lao động trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động: chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm để biểu hiện năng suất lao động

t = T/Q Trong đó:

t: lượng lao động hao phí của sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian) T: thời gian lao động đã hao phí

Q: số lượng sản phẩm theo hiện vật

Trên cơ sở các số liệu thu thập được tác giả sẽ sử dụng các phương pháp tính toán để giúp nhận diện rõ hơn thực trạng về quản trị nguồn nhân lực ở công ty cổ phần Hồng Hà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)