Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 110 - 124)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty

4.2.6. Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp

Trước tiên, Công ty cần xem xét lại chính sách tuyển dụng lâu dài của mình. Để có một nguồn nhân lực có chất lượng cao thì việc đánh giá, sàng lọc nhân sự là rất cần thiết. Chính sách tuyển dụng lâu dài là tốt vì nó tạo cho người lao động yên tâm công tác. Tuy nhiên cũng dễ gây tính ì cho nhân viên. Những nhân sự kém chất lượng, đã qua nhiều lần đào tạo, giáo dục mà không có kết quả gì thì phải đào thải.

Hình thức xử lý kỷ luật bằng cách cho “ngồi chơi xơi nước” là có hại, nó tạo nên sự bất công trong Công ty, làm giảm sút kỷ luật lao động và ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động khác của công tác quản trị nguồn nhân lực trong Công ty.

Đại hội công nhân viên chức hàng năm có quyền quyết định các vấn đề sau:

- Phương hướng phát triển, kế hoạch và biện pháp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Nội quy của đơn vị.

- Nguyên tắc phân phối thu nhập của tập thể lao động theo chính sách của Nhà nước và biện pháp chăm lo đời sống và phúc lợi của nhân viên.

- Các vấn đề thuộc quyền làm chủ tập thể của người lao động của Công ty. - Quyết định về định hướng phát triển và sàng lọc nhân sự đối với những trường hợp cá biệt.

Công ty cần phân biệt rõ ràng về vai trò và mục tiêu của hoạt động Công đoàn với vai trò và mục tiêu của hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và hoạt động Công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với nhau nhưng không nên gộp hai hoạt động này làm một vì hai hoạt động này khác nhau. Một người lãnh đạo hoạt động Công đoàn thì không nên đồng thời cũng là người lãnh đạo hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Vì như thế sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn các mục tiêu với nhau trong vấn đề xử lý các mối quan hệ nhân sự phát sinh.

Ngoài ra để hoàn thiện các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Công ty nên tìm hiểu quan điểm nhân viên thông qua việc định kỳ thực hiện các cuộc điều tra trong nhân viên của Công ty. Kết quả điều tra giúp lãnh đạo Công ty biết được nhận định của nhân viên về các vấn đề: Sự hấp dẫn, khó khăn của công việc đang thực hiện, hình ảnh, uy tín của Công ty, môi trường làm việc, tác phong lãnh đạo, quan hệ giữa nhân viên, cơ hội đào tạo, thăng tiến, phân phối thu nhập.

Phát động thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn đơn vị và mỗi nhóm tổ, trung tâm trực tiếp thực hiện, sáng tạo trên nhiều phương diện.

Có bộ phận trực tiếp thu nhận ý kiến góp ý của các nhân viên trên toàn mạng lưới để ngày càng hoàn thiện hơn các dịch vụ, thể lệ quy trình.

Để phát huy tính sáng tạo của người lao động, việc vận động và tổ chức các phong trào thi đua của đơn vị cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải thấm nhuần tư tưởng thi đua là một tất yếu khách quan, nảy sinh trong lao động tập thể, gắn liền với phong trào quần chúng, là một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng các nhân tố mới, thông qua phong trào thi đua biến nó thành một trường học đặc biệt để đào tạo xây dựng đội ngũ, đồng thời thi đua là một biện pháp tích cực để thực hiện tốt công tác quản lý, là cơ sở để khen thưởng một cách đích thực và có tác dụng động viên giáo dục nêu gương.

Thứ hai, đề ra được các chính sách thi đua khen thưởng cho phù hợp, tạo được các phong trào thi đua sâu rộng, liên tục và nhiều mặt, từ quản lý, sản xuất kinh doanh đến văn hoá, văn nghệ thể thao, tạo thêm nhiều khí thế sôi nổi, tạo thêm sức khoẻ để thực hiện tốt công việc được giao. Đồng thời, các biện pháp, hình thức tổ chức động viên thi đua đa dạng, phong phú, khơi dậy được tính tự giác, sáng tạo, vượt khó của cán bộ công nhân viên.

Thứ ba, là phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh.

Thứ tư, là việc xây dựng các mục tiêu, nội dung của các phong trào thi đua bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Ngành; chỉ tiêu và nội dung thi đua phải thiết thực, phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị.

KẾT LUẬN

Hoạt động QTNNL là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công, yếu tố này không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó có vai trò trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Để điều hành tốt “cỗ máy” sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Hồng Hà luôn là lá cờ đầu trong ngành về phát triển xây dựng, nộp ngân sách cho Nhà nước. Công ty cổ phần Hồng Hà luôn ý thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm, cần tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nội quy quy chế của cơ quan, đơn vị. Công tác đào tạo và phát triển của CTCP Hồng Hà được thực hiện khá tốt, trình độ người lao động đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của hoạt động SXKD trong điều kiện cạnh tranh. Tuy nhiên Công ty cổ phần Hồng Hà vẫn còn những tồn tại hạn chế về công tác quản trị nguồn nhân lực.

Sau khi phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Trong đó lưu ý tới các giải pháp sau:

- Phân tích công việc, xây dựng các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

- Hoàn thiện việc hoạch định nguồn nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình nhân lực hiện tại, dự báo cho tương lai làm cơ sở cho việc quản trị nguồn nhân lực đi đúng hướng.

- Hoàn thiện đánh giá nhân viên nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng, mục tiêu, chiến lược của Công ty.

- Cải tiến chế độ đãi ngộ để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ kích thích động viên nhân viên làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi, khuyến khích lao động sáng tạo.

Luận văn được thực hiện với sự cố gắng, quyết tâm cao nhằm đạt kết quả tốt, song cũng không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Thầy cô, ban lãnh đạo Công ty và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn và áp dụng trong thực tế được khả thi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Kim Dung (2012), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. “Đầu tư quản lý Nguồn nhân lực - Những bài học kinh nghiệm, thách thức và giải pháp”. Tạp chí Thông tin dân số, ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình số 2/2010.

3. Đào Xuân Độ (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy Z113/ tổng cục công nghiệp quốc phòng, luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh.

4. Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2013), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Thành (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân.

6. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lê Huyền (2011), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

7. Lê Anh Cường, Phương pháp và kỹ năng quản trị nhân sự, Viện nghiên cứu đào tạo về quản lý, NXB Lao động Xã hội.

8. Nguyễn Thị Thanh Giang (2011), Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bưu chính Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

9. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

10. Trần Thị Thúy Nga, Phạm Ngọc Sáu (2006), Tuyển dụng và đãi ngộ

nhân tài (Cẩm năng kinh doanh), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Lương Minh Nhựt (2009), Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

12. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành tích của doanh nghiệp, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân.

13. Phạm Đức Thành (1998), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục.

14. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2012), Quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp, NXB lao động Hà Nội.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hồng Hà 1. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên cá nhân:... 1.2. Đơn vị/bộ phận thuộc Công ty cổ phần Hồng Hà bạn đang công tác ………..…………

1.3. Giới tính:

Nam: Nữ:

1.4. Thời gian công tác của bạn tại Công ty cổ phần Hồng Hà

Dưới 12 tháng 1-5 năm

6-10 năm Trên 15 năm

1.5. Bạn vui lòng cho biết vị trí hiện tại của mình tại đơn vị

Cán bộ quản lý: Chuyên viên/Nhân viên:

1.6. Bạn vui lòng cho biết trình độ chuyên môn hiện tại của mình

Trung cấp, cao đẳng Đại học

Từ Thạc sĩ trở lên Khác

2. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC

Gồm 4 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

T T Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Kế hoạch nhân lực được xây dựng căn cứ vào thực trạng nguồn nhân lực và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

T T Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 2

Nhân viên được biết tới kế hoạch nhân lực của công ty

3

Nhân viên được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch nhân lực 4

Kế hoạch nhân lực của đơn vị phù hợp và hiệu quả

3. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Gồm 4 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Luôn nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của mình

2

Nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của các nhân viên khác trong tổ chức 3 Bản phân công công việc là

rõ ràng, dễ hiểu 4

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công việc rất rõ ràng và dễ vận dụng

4. CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

Gồm 5 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Việc tuyển dụng bài bản

và có chất lượng 2

Đơn vị thường có bảng dự báo những nhu cầu của mình về nhân lực

3

Các tiêu chí tuyển dụng các ứng viên được thiết lập rõ ràng trước khi tuyển dụng

4

Cấp trên trực tiếp của nhân viên tương lai tham gia vào tuyển dụng và có quyền phủ quyết về sự lựa chọn cuối cùng

5 Thông tin tuyển dụng được công bố rộng rãi

5. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Gồm 6 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Cơ quan cung cấp đầy đủ các khóa huấn luyện cho bạn trong quá trình làm việc

2

Công việc của bạn sử dụng hết các kiến thức và kỹ năng mới được đào tạo

3

Sau mỗi khóa đào tạo bạn luôn được đánh giá và viết báo cáo về kết quả đào tạo 4

Cơ quan luôn khuyến khích bạn thử nghiệm các ý tưởng mới, cách làm việc mới

5

Bạn tin rằng luôn có cơ hội cho bạn học hỏi và phát triển nghề nghiệp

6

Cơ quan luôn khuyến khích bạn nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp

6. CÔNG TÁC LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ

6.1.Gồm 3 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Bạn tin rằng mức lương của bạn rất cạnh tranh so với thị trường lao động trong nước 2

Bạn hài lòng với chính sách tăng lương và các phúc lợi khác

3

Nếu có người đề nghị với Anh/Chị một công việc tương tự ở chỗ khác, khả năng từ chối lời mời là?

6.2. Theo bạn, những phúc lợi nào dưới đây bạn đáng được hưởng

1 Trợ cấp nhà ở

2 Trợ cấp đi lại/Chi phí xăng dầu 3 Kiểm tra sức khỏe

4 Căng - tin/Bữa ăn được cung cấp 5 Các chương trình hỗ trợ nhân viên 6 Chế độ thưởng cho thành tích 7 Thưởng các dịp lễ

8 Chương trình hỗ trợ cho việc phát triển trình độ học vấn của nhân viên

6.3. Với các phúc lợi mà bạn nhận được, hãy lựa chọn các trường hợp bạn cảm thấy đơn vị cần phải cải thiện thêm

1 Căng - tin/Bữa ăn được cung cấp

2 Ngày nghỉ hàng năm

3 Nghỉ phép có lương

4 Nghỉ bệnh

5 Ngày nghỉ cho các chương trình huấn luyện và đào tạo

6 Các chương trình hỗ trợ nhân viên. Ví dụ: Chương trình cho nhân viên vay vốn ...

7 Chế độ thưởng cho thành tích 8 Thưởng các dịp lễ

9 Chương trình hỗ trợ cho việc phát triển trình độ học vấn của nhân viên 10 Khác (ghi rõ):………..

7. CÔNG TÁC QUAN HỆ LAO ĐỘNG

7.1. Đánh giá của cán bộ, nhân viên về quan hệ lao động

Gồm 7 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Công việc hiện tại của bạn

thú vị và đầy thử thách

2 Trách nhiệm công việc của bạn được định nghĩa rõ ràng

3

Bạn có quyền tự quyết định cách thức hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả nhất

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 4

Bạn được cung cấp đầy đủ dụng cụ làm việc và các tài nguyên khác để hoàn thành công việc một cách hiệu quả 5

Mức độ căng thẳng trong công việc của bạn là chấp nhận được

6 Bạn có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc

7

Bạn hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại (phòng ốc, bàn ghế, quang cảnh, không khí xung quanh, cơ sở làm việc v.v…)

7.2. Đánh giá của cán bộ, nhân viên về cán bộ quản lý

Gồm 5 nội dung, bạn vui lòng đánh dấu “x” vào ô trống phù hợp với mức độ đồng ý đối với từng nội dung.

TT Câu hỏi Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1

Người quản lý trực tiếp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hồng hà (Trang 110 - 124)