Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần
3.3.2. Thực trạng công tác phân tích công việc
Hiện tại chỉ mới có công việc sản xuất trực tiếp được Công ty phân tích cụ thể và có bài bản. Với phương pháp phân tích là “Quan sát tại nơi làm việc” đã hình thành các bản mô tả công việc cụ thể và bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí công việc hay nhóm công việc thuộc khối này. Từ đó Công ty đã thực hiện tốt các công việc như: xác định được lao động định biên, phân phối thu nhập, năng suất lao động của từng loại sản phẩm dịch vụ và các vấn đề về đào tạo và trả lương.
Tuy nhiên, với công việc thuộc khối lao động gián tiếp thì chỉ tiến hành liệt kê nội dung công việc thực hiện một cách sơ sài, bằng cách là mỗi người tự liệt kê ra các công việc của mình, theo mẫu in sẵn (gồm: họ tên, chức danh, bộ phận công tác, nội dung công việc thực hiện hàng ngày). Cho nên các bảng mô tả này còn mang tính chung chung, tiêu chuẩn đo lường kết quả còn mang nặng tính hình thức, cũng như không có các tiêu chuẩn dành cho người đảm nhận công việc.
Có thể thấy rõ số liệu trong 450 mẫu điều tra tại công ty về công tác phân tích công việc. Tuy nhiên các yếu tố như nắm rõ công việc trách nhiệm của bản thân cán bộ nhân viên; nắm rõ công việc của các nhân viên khác trong công ty chỉ đạt mức trung bình và chủ yếu tập trung ở các cán bộ nhân viên trẻ. Số liệu sơ cấp phân tích tại bảng 3.11 [Bảng 3.11, trang 75]
Công ty không hình thành tiêu chuẩn công việc cụ thể của từng vị trí, mà gộp chung các công việc lại thành một chức danh chung “trợ lý”. Chẳng hạn như trợ lý phụ trách đào tạo, tiêu chuẩn giống như trợ lý kế toán, trợ lý kỹ thuật, cùng một chức danh công việc là trợ lý.
Công tác phân tích công việc được xem là hoạt động cơ bản nhất và là cơ sở để tiến hành các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Công ty chưa có hệ thống chỉ tiêu cụ thể để phân tích công việc đồng bộ và bài bản.