Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Các văn bản liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các báo cáo kế hoạch làm việc kinh doanh của cá nhân, các bản đánh giá, nhận xét, khen thưởng của bản thân và cấp quản lý đối với từng nhân viên, văn bản đánh giá quá trình làm việc qua các năm 2015, 2016, 2017 và bản kế hoạch, định hướng công việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan liên quan: các phòng nghiệp vụ theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn, … Đó là

các tài liệu về tình hình chung của tỉnh: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, kinh tế, xã hội, kết quả đào tạo, quản lý nguồn nhân lực từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn, thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Các thông tin, tài liệu, số liệu trên thế giới và trong nước được thu thập từ Internet, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp

Thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn theo bộ câu hỏi để tiến hành điều tra đối tượng là người lao động (nguồn nhân lực).

Phương pháp này giúp khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các nhà quản lý tại các DNNVV, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với mục đích và địa bàn nghiên cứu. Bảng hỏi sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại một lần nữa và được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự khác biệt.

Cỡ mẫu điều tra: Với độ tin cậy 95%, N = 3.724 doanh nghiệp nhỏ và vừa, sai số cho phép là ±5%; cỡ mẫu là:

n =

3.724

= 361.2 (DNNVV) 1 + 3.724 x 0,05²

Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào khảo sát trên cỡ mẫu n = 361.

Thông qua kỹ thuật phân tầng, mẫu được chọn là đại diện cho các doanh nghiệp trong tất cả ngành nghề.

Các tiêu chí điều tra gồm có những vấn đề về trình độ học vấn, chương trình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên về các chế độ đảm bảo thể lực, an toàn lao động, chế độ lương thưởng,... tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng trả lời Bảng hỏi là các cán bộ công nhân viên và các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian thu thập thông tin bằng Bảng hỏi: Tháng 01 đến tháng 02 năm 2018.

Địa điểm phát Bảng hỏi và trao đổi với cán bộ công nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Xử lý Bảng hỏi: Bảng hỏi sau khi được các cán bộ, công nhân viên tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Việt Trì điền đầy đủ thông tin, tác giả luận văn thu về, nhập thông tin và xử lý thông tin bằng phương pháp chương trình Excel.

Cơ cấu mẫu trả lời Bảng hỏi: Cơ cấu mẫu trả lời Bảng hỏi khá đa dạng nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện và đa chiều.

Phiếu khảo sát hợp lệ là phiếu khảo sát được điền đầy đủ các thông tin. Số phiếu phát ra: 361 phiếu. Số phiếu hợp lệ: 361 phiếu (100%). - Các thông tin, tài liệu, số trong nước được thu thập từ Internet, Tổng cục thống kê, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu v.v… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)