Thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Phần lớn các DNNVV chưa có kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, họ không nhận thấy sự cần thiết phải có kế hoạch này. Thực tế cho thấy doanh nghiệp chỉ phát triển tốt khi có và thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh và có nhân lực đủ năng lực và cam kết thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức về quản lý phát triển nguồn nhân lực. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển cá nhân và phát triển tổ chức: Một tổ chức không thể phát triển nếu người lao động trong các vị trí lãnh đạo và quản lý không tâm huyết và không đủ năng lực.

Doanh nghiệp cần thực hiện công tác phát triển nghề nghiệp một cách chính thức vì nó sẽ động viên, khuyến khích tốt hơn người lao động. DNNVV cần thực hiện hội thảo nghề nghiệp để nhân viên thấy rõ những cơ hội nghề nghiệp và động viên nhân viên tự nhìn nhận về bản thân và cung cấp thông tin phản hồi từ người quản lý trực tiếp để họ hiểu rõ mình hơn, từ đó lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và nêu rõ những yêu cầu hỗ trợ để nâng cao năng lực của mình nhằm đạt được yêu cầu của những vị trí công tác đó.

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch bổ nhiệm cán bộ, có kế hoạch hỗ trợ họ thực hiện kế hoạch nghề nghiệp. Tạo hướng đi cho những nhân viên xuất sắc là tạo cho chính doanh nghiệp một nguồn nhân lực mạnh, duy trì sự ổn định về hoạt động khi có sự thiếu hụt về nhân lực.

Việc cất nhắc, tạo những cơ hội thăng tiến cho nhân viên có thể giúp họ nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp, và cả những thử thách

mới mẻ hơn vẫn còn đang chờ đợi họ ở phía trước. Luân chuyển nhân viên sang những vị trí mới, vai trò mới còn giúp doanh nghiệp lấp những chỗ trống về nhân lực cao cấp trong doanh nghiệp, tận dụng tối đa khả năng làm việc của những nhân viên xuất sắc trong nội bộ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc khác ngoài công việc mà họ đảm trách. Có những chuẩn bị trước để giúp họ có thể thăng tiến và phát triển nghề nghiệp như họ mong muốn.

Mặt khác, doanh nghiệp cần khuyến khích cá nhân có trách nhiệm trong phát triển nghề nghiệp của mình. Doanh nghiệp cần hướng dẫn họ cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân từ đó đề ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và biết cách đưa ra những biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cũng cần đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng cá nhân cũng như tập thể, nhóm làm việc. Điều này càng tăng lên sự hợp tác giữa các nhân viên trong nhóm, trong phòng ban, doanh nghiệp. Nhờ đó mà tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên, lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp thêm gắn kết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 97)