Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhân tố bên ngoài

3.3.2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế

Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu hướng phát triển chủ yếu trong các quan hệ quốc tế trên tất cả các phương diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thông qua các cam kết, các hiệp định. ASEAN đã trở thành Cộng đồng mà Việt Nam là một thành viên, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, tham gia vào CPTPP, các định chế quốc tế… sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, công nghệ và lao động, nhất là lao động có kỹ năng có cơ hội di chuyển trong thị trường lao động của AEC. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp…là những công cụ quan trọng cho việc tự do di chuyển lao động có chất lượng, có kỹ năng. Xuất khẩu tăng được xem là yếu tố quan trọng để tạo việc làm. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế và tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.

Cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp: tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.…

- Người học có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn của khu vực ASEAN. Văn bằng,

chứng chỉ sau quá trình đào tạo của người học cũng được công nhận ở các nước trong khu vực, tạo điều kiện để dễ dàng được công nhận bởi các nước khác trên thế giới.

- Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ.

- Việt Nam sẽ trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư quốc tế, giúp tăng những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô lớn giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động, tăng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động…

- Thu hút được lao động chất lượng cao từ các nước đến làm việc, bù đắp sự thiếu hụt lao động chất lượng cao.

- Năng suất lao động của Việt Nam sẽ tăng lên giúp cho nền kinh tế giảm khoảng cách so với nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới.

Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng, cũng còn không ít những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp và đây là yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh; là nguyên nhân sâu xa, là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát; là một trong những yếu tố làm mất cân đối kinh tế vĩ mô (nhập siêu, thâm hụt cán cân thanh toán), là lực cản của thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư.

Hiện nay, quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của chúng ta vẫn còn có khoảng cách so với với các nước có nền công nghiệp hoá và các nước phát triển. Thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của các doanh nghiệp, tổ chức, kể cả doanh nghiệp FDI. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn

trong tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng chuyển giao khoa học và công nghệ mới từ nước ngoài.

3.3.2.2. Chính sách của nhà nước

Chính phủ quy định nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP.Theo Nghị định trên, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như: Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Cụ thể, DNNVV được miễn phí truy cập thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện...

Để giúp DNNVV phát triển nguồn nhân lực, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho DNNVV. Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa; hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung...

3.3.2.3. Hỗ trợ của UBND tỉnh Phú Thọ

Xác định việc hỗ trợ DNNVV phát triển là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là nền tảng quan trọng để đẩy

nhanh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với DNNVV, nhờ đó các giải pháp thực hiện đã đem lại nhiều tích cực đối với loại hình DN này.

UBND tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn như: Đề nghị các ngân hàng trên địa bàn hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm lãi vay với các DNNVV gặp khó khăn, rủi ro; Tổ chức đối thoại, lắng nghe các khó khăn vướng mắc của DNNVV; Tổ chức chương trình kết nối ngân hàng - DN...

Tuy nhiên, cũng như các DNNVV trong cả nước, DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn chỉ đạt khoảng 35, 69%. Điều đó cho thấy, một lượng lớn DNNVV tiềm năng vẫn chưa có cơ hội để phát triển, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và của hệ thống ngân hàng chưa vực dậy được khu vực kinh tế tư nhân này.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã không ngừng tăng về số lượng, năm sau cao hơn năm trước. Các DNNVV là thành phần chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đầu tư và thu ngân sách của Tỉnh, trong đó đóng góp 55% GRDP, trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 70% tổng thu ngân sách (Tỉnh ủy Phú Thọ, 2017), góp phần quan trọng tạo việc làm cho lao động địa phương, phát triển an sinh xã hội.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều chương trình, chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng hiệu quả, điển hình là chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Chương trình được tổ chức hằng năm giúp các DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại khơi thông được dòng chảy vốn, tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.

Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, trong những năm qua, Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, như Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 2-5-2007 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nghị quyết số 103/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2015; Đề án số 940/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,... Qua đó, đã tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, tạo việc làm và tìm việc làm, xuất khẩu lao động, góp phần giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định: Đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thực hiện chủ trương đó, UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu: Phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề 40%; năm 2020 đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề là 50%. Giai đoạn 2011 - 2020, tổng số nhân lực đào tạo mới 417, 7 nghìn người; đến năm 2020, tỷ lệ giáo viên, giảng viên các trường đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên đạt trên 90%; các trường cao đẳng có trình độ từ đại học trở lên 95%, trường cao đẳng nghề trên 95%, các trường trung học nghề từ 60% trở lên; hình thành cơ sở đào tạo nghề mới, nhất là nghề công nghệ cao như: viễn thông, điện tử, tài chính, ngân hàng… Sau năm 2017, trên địa bàn tỉnh có khoảng 50 cơ sở đào tạo và dạy nghề, trong đó 6 trường đại học, 11-13 trường cao đẳng và tương

đương; 10-12 cơ sở đào tạo tương đương trung cấp; trên 20 trung tâm đào tạo nghề và tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)