Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Những hạn chế

- Việc đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển - kinh tế của thành phố Việt Trì còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống và thiếu sự quản lý về chi tiêu, về nhiều loại hình đào tạo và chưa có chiến lược về những ngành nghề cần đào tạo; nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không về địa phương làm việc mà ở lại làm việc tại thành phố Hà Nội hoặc làm ở các tỉnh khác tring nước vì ở đó có cơ hội thăng tiến, có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.

- Trình độ giáo viên đã được nâng lên tuy nhiên số giáo viên chuyên sau và trình độ cao thì chưa nhiều, đa số giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là các nghề công nghệ.

- Công tác dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn dựa vào kinh nghiệm, chậm dự báo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai; chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn.

- Giáo dục phổ thông chưa gắn chặt với định hướng nghề nghiệp; công tác xã hội hoá trong giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn; việc tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo hạn chế. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và đào tạo, dạy nghề còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Công tác nắm bắt thông tin và dự báo về thị trường lao động và đào tạo còn chưa sát.

- Lực lượng lao động trong các DNNVV hiện này trong độ tuổi dưới 30 là cao, đây vừa là lợi thế nhưng cũng là hạn chế đối với phát triển nguồn nhân lực do tỷ lệ bỏ việc của người lao động ở độ tuổi này tương đối cao.

- Lao động có trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ thấp, trong đó lao động chuyên môn thấp chiếm tỷ lệ khá cao, điều này ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của DNNVV trong việc thực hiện thi công những hạng mục đồi hỏi công nhân có trình độ tay nghề cao và kinh nghiệm công tác.

- Cán bộ lãnh đạo quản lý tại các DNNVV hầu hết có xuất phát điểm là cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng có trình độ chuyên môn cao nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế, quản lý doanh nghiệp, do đó công tác quản lý khoa học và hiệu quả kinh tế chưa cao.

- Công tác chi trả tiền lương được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn trình trạng nợ lương.

3.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Vị trí địa kinh tế của tỉnh chưa được phát huy, phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn;giai đoạn 2011-2015, kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu mở rộng đầu tư, sử dụng lao động có trình độ tay nghề không nhiều;

Nhà nước cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu ngân sách đã ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các công trình trường học, cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Nhiều gia đình và người lao động chưa coi trọng đúng mức việc học nghề.

Song, nguyên nhân chủ yếu vẫn là:Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người lao động về đào tạo, phát triển nhân lực còn hạn chế; công tác quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cấp chất lượng nhân lực chưa sát với nhu cầu thực tế từng cơ quan, đơn vị với xu thế phát triển và nhu cầu của thị trường, xã hội.

Các trường dạy nghề của tỉnh chưa thực sự năng động, chủ động trong đổi mới về công tác quản lý đào tạo, công tác tuyển sinh. Công tác xã hội hóa đào tạo và dạy nghề có tiến bộ nhưng tỷ trọng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng chưa có chiến lược về thị trường lao động, việc dự báo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường còn bị động, lúng túng.

- Chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh chưa thật sự hiệu quả. - Khả năng sư phạm đối với giáo viên trường nghề và các trung tâm đào tạo của tỉnh còn hạn chế, còn nặng lý thuyết, ngại hướng dẫn thực hành nhất là các ngành cơ khí, tiện, hàn...

- Bộ phận quản lý đào tạo tại các DNNVV chưa đáp ứng được công việc chuyên môn nên việc thực hiện các hoạt động đào tạo còn khó khăn

- Chính sách tiền lương: do các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và bất động sản, việc chi trả doanh số hoa hồng và lương đối với người lao động nhiều khi không đúng hạn do phụ thuộc vào bên đối tác thanh toán.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Mục tiêu và phương hướng trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)