Vai trò của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa với sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Vai trò của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa với sự phát triển kinh tế

3.1.3.1. Đóng góp về mặt kinh tế

Qua nhiều năm phát triển, DNNVV có những đóng góp ngày càng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của thành phố Việt Trì nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Vai trò của các DNNVV ngày càng to lớn với nền kinh tế - xã hội.

a. Đóng góp vào tăng trưởng GDP của thành phố Việt Trì, cũng như của tỉnh Phú Thọ

Do doanh nghiệp càng ngày càng lớn mạnh và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Từ chỗ tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực DNNVV không đáng kể vào đầu những năm 90, đến nay, tỷ lệ này tương đối cao và ngành một tăng, năm 2017 đóng góp 50% GDP của tỉnh.

b. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Sự phát triển của các DNNVV đóng góp vào quý trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm. Các DNNVV mới thành lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, làm tăng đóng góp của hai ngành này trong GDP tỉnh, đồng thời các DNNVV giải quyết được việc làm cho hơn 138 nghìn lao động.

c. Góp phần tạo nguồn ngân sách

Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của DNNVV có xu hướng tăng. Bình quân mỗi năm, các DNNVV đóng góp cho ngân sách tỉnh từ 36- 42% tổng thu ngân sách.

d. Phát huy các nguồn lực của địa phương

Phát triển DNNVV thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú thọ nói chung góp phần vào việc giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại địa phương. Các DNNVV trong đó phần lớn là các DN nhỏ, quy mô lao động bình quân khoảng 30 người/doanh nghiệp, quy mô vốn khoảng trên 2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong gia đình, các hộ kinh doanh cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho một bộ phận người lao động. Đây là đóng góp lớn của các DNNVV bởi khi các DN lớn không phát huy được những nội dung này.

3.1.3.2. Đóng góp về mặt xã hội

a. Phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm

Doanh nghiệp, hiệp hội DNNVV Tỉnh tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi khác như đóng góp xây dựng Trường THPT dân lập Vũ Thê Lang (TP Việt Trì) và ba nhà tình nghĩa huyện Thanh Thủy, đường giao thông huyện Thanh Ba, Hạ Hòa,...

b. Tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân

Góp phần tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động. Việc tạo thêm việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề của xã hội mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.

Do khu vực kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung đang thực hiện sắp xếp đổi mới nên không những không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động. Đây là đóng góp tích cực vào ổn định chín trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của người lao động trên địa bàn.

c. Góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống

Các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, với chất lượng kỹ, mỹ thuật ngày càng cao,

có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho các thị trường có dung lượng nhỏ mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm. Chính vì vậy, các làng nghề này có tầm quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Làng nghề Hùng Lô ở Việt Trì, chế biến mì, bún, bánh... là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ

d. Bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết DNNVV với các DN lớn

Mối liên kết giữa các DNNVV và các DN lớn đã bước đầu được hình thành và phát triển trong thời gian vừa qua. Trong thời gian vừa qua, các DNNVV trên địa bàn đã có mối quan hệ liên kết với các DN lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Có thể nói, đây là mối liên hệ hai chiều, ràng buộc lẫn nhau, các DN lớn đảm bảo vững chắc cho các DNNVV về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại, các DNNVV đảm bảo cho các DN lớn về công nghệ bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước. Trong lĩnh vực dệt may, Công ty TNHH Minh Hà cung cấp sợi cho Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú, Công ty Ngọc Anh chuyên nhận đại lý tiêu thụ bia của Công ty bia Viger Việt Trì,...

Như vậy, DNNVV nhìn chung là năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Các DNNVV phát triển đúng hướng sẽ góp phần xây dựng một nền sản xuất lớn, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa một cách nhanh chóng và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)