Thực trạng quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

3.2.1.1. Thực trạng quy mô nguồn nhân lực

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2017, dân số thành phố Việt Trì là 199.625 người, trung bình mỗi năm tăng lên 1.000 người. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 2, 0%, trong đó tăng tự nhiên 1, 5%, tăng cơ học 0, 59%.

Bảng 3.2. Thống kê số lượng lao động trên địa bàn TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dân số 197.362 198.002 199.625

Dân số trong độ tuổi lao động 111.223 112.864 113.745

Tỷ lệ lao động so với dân số (%) 56 57 57

Tỷ lệ lao động chia theo ngành kinh tế

+ Nông - Lâm - Thủy sản 12.85 12.68 11.95

+ Công nghiệp - Xây dựng 43.16 43.20 43.62

+ Dịch vụ - Du lịch 43.99 44.12 44.43

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2015, 2016, 2017)

Trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch được duyệt, cùng với những giải pháp cụ thể, thiết thực, sản xuất công nghiệp của thành phố trong những năm qua đã có những bước chuyển tích cực, tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước, khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh. Trong đó, giá trị của một số sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao tăng như: Sản phẩm in, chế bản; hóa chất các loại; phụ tùng xe các loại; camera và sản phẩm quang học; sản phẩm dệt khác; một số ngành có sản lượng tăng như: giấy bìa các loại, mì chính, bia…

Hiện trên địa bàn thành phố đã có 305 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; thu hút và giải quyết việc làm cho 43.270 lao động với thu nhập bình quân của người lao động 5,8 triệu đồng/người/tháng.

Những kết quả đó khẳng định năng lực nội tại cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố trong việc triển khai Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Ngoài thực hiện những chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh, Thành phố đã có cơ chế khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Trong đó, quan tâm, chú trọng thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao, thu nộp ngân sách lớn và thân thiện với môi trường. Bên cạnh việc định hướng và xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thành phố Việt Trì đã tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch đã được duyệt, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản để đảm bảo quyền được chuyển nhượng, giao dịch, thế chấp, tạo điều kiện huy động nguồn vốn cho các nhà đầu tư. Đồng thời phối hợp triển khai các chính sách tín dụng (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao) để các nhà đầu tư được tiếp cận và thụ hưởng các gói tín dụng ưu đãi.

Trong quá trình phát triển của mình, thành phố Việt Trì là một đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại Tỉnh Phú Thọ cũng như từ các địa phương lân cận

Thành phố Việt Trì hiện có 3724 DNNVV giải quyết việc làm cho 138.967 lao động, trong đó lao động nữ 71.766 người (chiếm 52%). Lực lượng lao động trong các DNNVV chủ yếu là lao động trẻ, lao động trong các DNNVV liên tục tăng qua các năm.

Sự phát triển về định lượng của lực lượng lao động đầu quân vào nền sản xuất của các khu vực được phản ánh qua các thống kê:

Bảng 3.3. Thống kê số lượng lao động trong các DNNVV trên địa bàn TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

STT Năm Số lao động (người) Số lao động nữ (người) Tỷ lệ %

1 2015 135.706 68.469 50

2 2016 137.795 66.245 48

3 2017 138.967 71.766 52

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2015, 2016, 2017)

Nguồn lao động tại thành phố Việt Trì liên tục tăng qua các năm. Về hạ tầng cơ sở, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng luôn được thành phố đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư được cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông, bến bãi, nhất là mặt bằng sản xuất. Hiện trên địa bàn thành phố có Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích 260 ha, có 78 doanh nghiệp thuê đất và đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy 97% diện tích. Sản phẩm đầu tư của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: Hóa chất, dệt may, linh kiện điện tử, nhôm định hình, nhựa plastic, vật liệu xây dựng, bao bì…

Với những chủ trương, chính sách hỗ trợ các DNNVV, nhiều dự án đã được đầu tư vào thành phố, từng bước hình thành các khu vực sản xuất tập trung, gắn mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp với xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Để bảo vệ môi trường, thành phố thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, hướng dẫn việc xử lý chất thải, đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất. Những thiếu sót trong quá trình thực hiện đều được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại tại KCN được các doanh nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3.2.1.2. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực

a. Cơ cấu lao động theo giới tính

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lao động theo giới tính giai đoạn 2015-2017

Tầm quan trọng của các lao động nữ là rất lớn, nhất là trong những ngành đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt trong lao động. Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như toàn bộ các lao động là nữ. Trong nhóm các ngành công nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nữ có thấp hơn.

Tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp luôn ở mức trên 50%. Điều này cho thấy trong các doanh nghiệp thì các lao động nữ cũng đóng vai trò quan trọng như nam giới, vai trò của nữ giới và nam giới ngày càng bình đẳng. Hơn nữa các doanh nghiệp có các vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng không hiếm. Thực tế, cả lao động nam và nữ đều có những vai trò nhất định trong từng ngành nghề khác nhau. 62000 64000 66000 68000 70000 72000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 3.4: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi giai đoạn 2015-2017 Nhóm tuổi 2015 2016 2017 SL % SL % SL % ≤ 30 41.798 30.8 45.749 33.2 42.524 30.6 30-39 56.182 41.4 52.775 38.30 57.393 41.3 40-49 27.548 20.3 29.350 21.27 29.878 21.5 ≥ 50 10.178 7.5 9.921 7.23 9.172 6.6 Tổng số 135.706 100.0 137.795 100.00 138.967 100.0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2015, 2016, 2017)

Dựa vào bảng 3.4 ta thấy. Lao động ỏ độ tuổi 30-39 chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2015 là 41.4%, đến năm 2015 là 38.3 % và năm 2017 là 41.3%. Tiếp theo là nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ trung bình 31.5% qua các năm, tiếp đến là độ tuổi 40-49 có tỷ lệ trung bình 21 %. Thấp nhất là tỷ lệ lao động trên 50 tuổi với tỷ lệ trung bình 7.1%. Nhìn chung, các DNNVV trên địa bàn thành phố Việt Trì đang có xu hướng trẻ hóa. Nhóm độ tuổi trên 50 có xu hướng giảm, thay vào đó là nhóm độ tuổi 30-39 tuổi là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Do nhu cầu tuyển dụng lao động ở độ tuổi này là những lao động có sức khỏe, trình độ chuyên môn, đây là yếu tố rất tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)