Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Kết quả đạt được

Trong 5 năm 2010 - 2015 nguồn ngân sách đã hỗ trợ 435 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 112.390 lượt người. Từ các nguồn vốn, cả giai đoạn đã bố trí 1.890 tỷ đồng cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề trọng điểm. Các cấp, các ngành cũng đã tăng cường công tác quản lý nhà nước và giám sát thực hiện các chương trình đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và an sinh xã hội: Đẩy mạnh phân cấp và đổi mới cơ chế quản lý về giáo dục và đào tạo; tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo tại các đơn vị, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, phổ biến pháp luật về phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn nhân lực gắn với đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động.

Đối với đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã đạt được nhiều kết quả. Cùng với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, sau khi được kiện toàn, sắp xếp, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ta hiện nay có 4 trường cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp nghề, 16 trung tâm dạy nghề. Các đơn vị đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống dạy nghề trên địa bàn. Hàng năm, các cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh tổ chức tuyển sinh trên 150 mã ngành nghề đào tạo, trong đó có trên 40 mã ngành đào tạo đại học. Quy mô đào tạo năm 2017 là 101,5 ngàn học sinh, tăng 35,5% so với năm 2010; tổng số học sinh tốt nghiệp bổ sung vào lực lượng lao động xã hội là 43, 8 ngàn người, trong đó 3,02 ngàn

người có trình độ đại học, 7,7 ngàn người có trình độ cao đẳng, 6,2 ngàn người có trình độ trung cấp, 26,88 ngàn công nhân qua đào tạo ngắn hạn. Đặc biệt, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của địa phương, cơ sở trong chỉ đạo thực hiện ngày càng rõ nét. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 26.500 lao động nông thôn, góp phần tạo nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. 5 năm qua, với mục tiêu mỗi tháng tổ chức từ 1 đến 2 sàn giao dịch việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm phiên giao dịch việc làm và ngày hội việc làm cấp tỉnh và cấp huyện, tổ chức các hội nghị tư vấn học nghề - việc làm tại các huyện, xã và cơ sở đào tạo. Đã có hàng chục ngàn lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thông qua hoạt động này. Nét mới trong công tác đào tạo nghề đó là dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Theo tổng kết của các cơ quan chức năng và các cơ sở đào tạo, trên 70% số học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiêp, ở một số nghề và cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%...

Nhờ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên, đến nay 100% các chỉ tiêu về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã đạt theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 24/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015 đề ra: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề năm 2017 ước đạt 55% (trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,4%, cao hơn trung bình cả nước); tổng số nhân lực đào tạo mới ước đạt 179,2 nghìn người (bình quân 35, 84 nghìn người/năm); đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân, công nhân kỹ thuật cho 18, 7 nghìn lượt người. Tỷ lệ giảng viên các trường đại học có trình độ thạc sỹ trở lên đạt 69, 3%; giáo viên các trường cao đẳng có trình độ thạc sỹ, đại học đạt 92%, trường cao đẳng nghề đạt 79%, trường trung cấp nghề đạt 55%. Trình độ học

vấn của nhân lực trên địa bàn được nâng lên, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học đạt 9,1%, trình độ cao đẳng đạt 8,7%, trình độ trung cấp đạt 15, 8%, và đào tạo bồi dưỡng 66, 4%. Chất lượng lao động được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn dưới 2,6%, thấp hơn bình quân chung cả nước; thời gian lao động khu vực nông thôn nâng lên. Lao động qua đào tạo đã tạo nguồn cung quan trọng cho xuất khẩu lao động; trung bình hàng năm xuất khẩu trên 2,5 nghìn lao động, trong đó có 65% qua đào tạo nghề, 100% được bồi dưỡng kiến thức trước khi đi làm việc tại nước ngoài..., góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Với số lượng và cơ cấu lao động hiện nay đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của DNNVV, mức thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động, chính sách đãi ngộ thực hiện khá tốt để tạo niềm tin cho người lao động yên tâm làm việc.

Lao động trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tiếp cận được với máy móc thiết bị tiên tiến.

Lao động sau khi đào tạo có khả năng làm việc và thích ứng cao với môi trường, nhiệt huyết hơn trong công việc do nội dung đào tạo sát với thực tế công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)