Thực trạng sắp xếp và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Thực trạng sắp xếp và sử dụng lao động

Sau khi hoàn tất công việc tuyển dụng, lao động được tuyển sẽ được bố trí vào các phòng nghiệp vụ, các ban và chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, phân công cho người có kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp.

Để có được đội ngũ lao động có chất lượng, các DNNVV cần tiến hành sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có dựa trên trình độ, kỹ năng, động lực cũng như tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với DN bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN.

Bảng 3.9. Phân bố vị trí việc làm theo nghề và trình độ đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) năm 2017 Không CMKT cấp Trung cấp, THCN Cao đẳng ĐH trở lên Tổng số 1. Các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 236 14 220 76 843 1389 2. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong

các lĩnh vực 68 8 108 838 7316 8338

3. Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

trong các lĩnh vực 562 90 2285 1078 303 4318 4. Nhân viên trong các lĩnh vực 1264 76 499 163 384 2386

5. Nhân viên dịch vụ và bán hàng 19359 459 1195 423 687 22123

6. Lao động có kỹ thuật trong nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 16632 153 287 64 85 17221 7. Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ

kỹ thuật khác có liên quan 14085 929 805 245 141 16205 8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành

máy móc, thiết bị 6863 1898 705 174 148 9788 9. Lao động giản đơn 54752 557 1003 317 40 56669

10. Khác 126 12 96 67 229 530

Tổng số 113947 4196 7203 3445 10176 138967

Mặc dù rất thiếu lao động trình độ cao nhưng hiện nay Việt Nam vẫn có rất nhiều người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên hiện làm những công việc bậc thấp - một dạng của “thất nghiệp trá hình”. 6 tháng đầu năm 2014, có 1160 nghìn người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên đang làm công việc thấp hơn so với trình độ (từ nhóm nghề thứ 4 đến thứ 9), trong đó có 631 nghìn người trình độ đại học trở lên, chiếm 55,8%.trong đó có 631 nghìn người trình độ đại học trở lên, chiếm 55,8%.

Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam : “thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn”. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 viết “Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (“thiếu kỹ năng”) hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề (“thiếu hụt người lao động có tay nghề”)”. Khảo sát của ILSSA- Manpower năm 2013 cũng cho thấy tình hình tương tự, gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng 30%, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc phân xưởng; những kỹ năng thiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản.

Do hạn chế về chất lượng, người có trình độ đào tạo cao vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của người

có trình độ cao đẳng là 6,3%; đại học trở lên là 3,9% (tương ứng gấp 3,1 và 1,9 lần tỷ lệ thất nghiệp chung) .

Bảng 3.10. Công tác bố trí, sử dụng lao động Đánh giá về phân công

lao động Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Chưa phù hợp

Bạn được bố trí công việc phù hợp

với chuyên môn đào tạo 39 137 78 107

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát điều tra của tác giả)

Đánh giá về phân công lao động Rất tốt Tốt Chưa tốt lắm

Không tốt

Việc phân công công việc cho phép

bạn phát huy tốt năng lực cá nhân 55 88 128 90

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát điều tra của tác giả)

Công tác bố trí, sử dụng lao động vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo nguồn nhân lực, mức phù hợp với trình độ là 137/361 phiếu. Việc phân công công việc từ đó cũng chưa phát huy được hiệu quả năng lực cá nhân với số phiếu phát huy tốt là 88/361 phiếu, số phiếu chưa tốt là 128/361 phiếu.

Điều này đặt ra cho các DNNVV cần có sự bố trí, sử dụng phù hợp hơn, phân bổ đúng công việc, trình độ của người lao động từ đó mới phát huy tốt được năng lực mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)