Đơn vị tính: % Nội dung Lựa chọn Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
Có năng lực xử lý, điều hành, giải
quyết công việc hiệu quả 0 0 19,4 72,7 7,9 Phân công công việc phù hợp với
chuyên môn đào tạo của nhân viên 0 0 25,0 60,6 14,4 Quan tâm, tôn trọng, đối xử bình
đẳng với các nhân viên 0 0 18,3 65,6 16,1 Lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng
góp của nhân viên 0 0 10,6 84,4 5,0 Động viên, khích lệ nhân viên khi
hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tiến bộ trong công việc
0 0 10,1 78,3 11,6
Có trình độ chuyên môn phù hợp với
công việc 0 0 25,0 47,2 27,8
chuyên môn phù hợp với công việc và hơn 80% cho rằng cán bộ quản lý tài chính có năng lực xử lý, điều hành, giải quyết công việc hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng quản lý của cán bộ tài chính cũng được đề cao khi đại đa số cán bộ nhân viên đều cho rằng cán bộ quản lý tài chính quan tâm, tôn trọng, đối xử bình đẳng với các nhân viên; cán bộ quản lý tài chính lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân viên và Lãnh đạo động viên, khích lệ nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tiến bộ trong công việc.
Tuy nhiên, cũng có đến 19,4% đối tượng khảo sát lựa chọn phương án bình thường với câu hỏi “cán bộ quản lý tài chính có năng lực xử lý, điều hành, giải quyết công việc hiệu quả” và 25% lựa chọn phương án bình thường với câu hỏi “cán bộ quản lý tài chính phân công công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo của nhân viên”. Điều này chứng tỏ, có một bộ phận không nhỏ người lao động tại Trung tâm chưa thực sự hài lòng với năng lực làm việc của đội ngũ quản lý tài chính. Điều này có thể lý giải dưới nguyên do đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại Trung tâm tuổi không còn trẻ, năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, chỉ ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, chưa đứng trên quan điểm nhà quản trị nên hoạt động phân tích, lập kế hoạch tài chính còn nhiều hạn chế, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Trung tâm.
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài chính ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
3.4.1. Những thành tựu cơ bản
Trung tâm Y tế dự phòng là đơn vị nòng cốt của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua, công tác quản lý tài chính của Trung tâm đạt được nhiều thành tựu nổi bật:
Thứ nhất, Trung tâm đã tích cực khai thác, đa dạng hoá và quản lý chặt chẽ nguồn thu với nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước hằng năm chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu của Trung tâm, đến từ nguồn dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, dịch vụ khám chữa bệnh không BHYT và từ hoạt động bán vắc xin. Việc quản lý hiệu
Khả năng tự chủ tài chính chi thường xuyên đang dần trở thành mục tiêu trong trước mắt khi Trung tâm đã đảm bảo được phần lớn các nguồn thu cho Trung tâm.
Thứ hai, phân bổ tài chính tương đối hợp lý cho các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội dung hoạt động chính. Phân tích các khoản thu chi của trung tâm cho thấy khoản thu chiếm tỷ lệ lớn là thu từ nguồn dịch vụ khám chữa bệnh BHYT và thu từ bán vắc xin có xu hướng tăng và dần ổn định qua các năm. Do trong những năm qua, đơn vị tích cực cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp cho người bệnh, với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, đơn vị đã thu hút được đông đảo bệnh nhân và khách hàng tin tưởng đến sử dụng dịch vụ và có những phản hồi tốt về Trung tâm.
Trong chi tiêu tài chính, Trung tâm đã chú ý phân bổ khá hợp lý các khoản chi tiêu, trong đó phần chi tiêu cho các hoạt động chính được chú ý như các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên.
Với việc cân đối thu chi, trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ sở vật chất và trang bị máy móc thiết bị y tế hiện đại với đội ngũ bác sĩ, nhân viên có uy tín, kinh nghiệm, hết lòng chăm sóc bệnh nhân, góp phần vào việc xây dựng uy tín, thương hiệu cho Trung tâm.
Thứ ba, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cũng được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị.
Thứ tư, Trung tâm đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính đã giúp đơn vị giảm tối đa việc thu thiếu thu sai cho người bệnh, khách hàng và đảm bảo quá trình thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý tài chính tại Trung tâm cũng được cải thiện khi việc kiểm soát các khoản thu chi thông qua phần mềm quản lý dễ dàng và tiện lợi.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Trong những năm qua, việc xây dựng dự toán thu chi của Trung tâm đã được thực hiện khá kịp thời và toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý tài chính tại trung tâm vẫn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân như sau:
quý IV của năm đó, sau đó Phòng Tài chính - Kế toán trình lên Ban giám đốc và các cơ quan cấp trên ra quyết định phê duyệt; việc xây dựng dự toán thu chi được tính toán toàn diện trên cơ sở tất cả các nguồn thu Trung tâm có thể khai thác để tạo lập kinh phí hoạt động. Tuy nhiên những năm qua, việc xây dựng dự toán còn nhiều sai lệch so với kết quả thực hiện dẫn đến nhiều trường hợp trung tâm bị động trong việc cân đối thu chi ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thường xuyên. Điều này cũng do một phần từ các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh và nhu cầu chi thường xuyên và không thường xuyên phát sinh nằm ngoài dự toán của Trung tâm. Ngoài ra, quá trình xây dựng dự toán còn chủ yếu dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi của năm trước đó mà không tiến hành khảo sát nhu cầu và tình hình thực tế hoạt động của Trung tâm.
Thứ hai, trong công tác tổ chức thực hiện dự toán thu chi, những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đặc biệt là việc cân đối các nguồn thu đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi, Trung tâm đã thực hiện tốt kế hoạch thu chi đã được xây dựng dự toán hằng năm. Việc thực hiện dự toán thu chi của đơn vị luôn bám sát và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, có nhiều khoản chi có mức chênh lệch lớn so với dự toán ban đầu như các khoản chi không thường xuyên, chi dự án và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này gây ảnh hưởng đến việc cân đối các khoản mục thu chi của hoạt động quản lý tài chính.
Do chưa dự toán cụ thể các khoản chi trong nội dung chi thường xuyên và hạn chế của đội ngũ nhân sự làm công tác tài chính kế toán, Trung tâm đã xảy ra tình trạng xuất toán 28,83 triệu đồng vào năm 2015 và 104,6 triệu đồng vào năm 2016, mặc dù số tiền xuất toán không quá lớn nhưng đã chỉ rõ ra hạn chế trong công tác xây dựng dự toán và quyết toán thu, chi của đơn vị.
Thứ ba, tỉ lệ nguồn thu từ nguồn tài trợ chỉ khoảng 2% - 10% cũng cho thấy, Trung tâm vẫn chưa khai thác hiệu quả các nguồn thu nhiều tiềm năng khác như tài trợ, viện trợ, nghiên cứu khoa học….
Ngoài ra, mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm nhưng khả năng khai thác chưa cao. Vấn đề sử dụng thông tin
công nghệ thông tin trong đơn vị chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban và khoa chuyên môn. Dẫn đến gây lãng phí trong việc đầu tư cho phần mềm cũng như lãng phí thời gian lao động.
Nhìn chung, nguyên nhân của những hạn chế trên ngoài những nguyên nhân khách quan là do đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ quản lý tài chính và nhân viên kế toán có trình độ và năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, chưa đứng trên góc độ tiếp cận kế quán quản trị nên việc phân tích, lập kế hoạch còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, mức độ hiểu biết chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, sai sót.
Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo trung tâm về chế độ và công tác quản lý tài chính còn hạn chế, chưa có bước đột phá trong việc khai thác nguồn lực tài chính để phát triển đơn vị mà chỉ quản lý ở mức độ hạn chế thất thoát. Ngoài ra, quan niệm của lãnh đạo cho rằng nhiệm vụ của kế toán chỉ là ghi nhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh và định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định cũng hạn chế sự phát triển của đội ngũ kế toán của đơn vị nói riêng và hoạt động của Trung tâm nói chung.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH
4.1. Quan điểm nâng cao công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động, tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói chung đã từng bước được đổi mới. Ngay từ năm 2002, một số đơn vị sự nghiệp y tế công, phần lớn là các bệnh viện đã thực hiện điểm cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đến nay, hầu hết các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/NĐ- CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ trong đó có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính hướng đến mục tiêu tự chủ tài chính, Bộ Y tế đã đưa ra các quan điểm, chính sách như sau:
Thứ nhất, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo 3 mức cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập:
(i) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
(ii) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
(iii) Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Số lượng các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên ngày càng tăng, các đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ (có nguồn thu <10% chi hoạt động) giảm.
Thứ hai, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2015 và Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017. Trong đó, quy định mức giá gồm 2/4 yếu tố theo lộ trình quy định tại Nghị định số 16/2014/NĐ-CP của Chính phủ gồm: (i) chi phí trực tiếp; (ii) tiền lương; (iii) chi phí quản lý; (iv) khấu hao. Đến tháng 4/2017, lộ trình tính tiền lương vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã được thực hiện đối với người có thẻ BHYT (36 tỉnh thực hiện năm 2016, 27 tỉnh thực hiện vào tháng 3, tháng 4/2017), riêng đối với người chưa có thẻ BHYT đã thực hiện được 35 tỉnh, thành phố, dự kiến sẽ thực hiện
trọng lớn trong giá dịch vụ, tạo điều kiện để tính chi phí quản lý, khấu hao vào giá. Việc điều chỉnh giá theo chủ trương của Chính phủ từng bước, thận trọng, có lộ trình, không thực hiện đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành phố nên vừa điều chỉnh được giá đồng thời vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.
Thứ ba, tổ chức sắp xếp lại nhân sự, vị trí việc làm trong đơn vị, bố trí công việc một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (nhiều đơn vị đã giảm bớt biên chế, viên chức để thực hiện chế độ hợp đồng lao động, rất hiệu quả, tăng tính trách nhiệm của người lao động).
Thứ tư, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài chính để có chênh lệch thu chi, chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ để đầu tư cơ sở, mua sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển đơn vị.
Thứ năm, phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị và đội ngũ cán bộ y tế trong việc chủ động quyết định các biện pháp, giải pháp để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu, ngoài nhiệm vụ chuyên mô triển khai các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, quản lý chặt chẽ một số nguồn thu ngoài dịch vụ y tế như nhà thuốc bệnh viện, trông giữ xe, căng tin, nhà ăn; tham gia cung ứng các dịch vụ ngoài đơn vị và các hoạt động dịch vụ khác để tăng nguồn thu.
Thứ bảy, thúc đẩy xã hội hóa, vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Quỹ kích cầu (các đơn vị thuộc TP. Hồ Chí Minh); Nhiều đơn vị đã đăng ký, vay vốn của các ngân hàng thương mại; Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, các đơn vị được thực hiện 4 mô hình hợp tác đầu tư nhằm huy động vốn để đầu tư các cơ sở y tế với chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến, kết hợp công - tư trong giảm quá tải cho một số bệnh viện lớn; thực hiện liên doanh, liên kết trang thiết bị, hợp tác đầu tư, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân (người nghèo cũng được hưởng lợi vì nhiều thiết bị xã hội hóa dùng chung).
vị sự nghiệp công sang “xã hội hóa”, giảm tư duy bao cấp, trông chờ, ỉ lại, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách;
- Chuyển từ cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”. Đây là bước đổi mới cơ bản, quan trọng, khắc phục tình trạng “bao cấp tràn lan, bao cấp ngược qua giá”, là điều kiện cơ bản để thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế tự chủ về tài chính của các cơ sở cung ứng dịch vụ, tăng sự lựa chọn của người sử dụng dịch vụ.
Thứ chín, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là tính lương vào giá đã làm thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ y tế, từ chỗ Nhà nước trả lương, nay người bệnh và BHYT trả lương, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện rõ rệt thái độ phục vụ, tăng sự hài lòng của người bệnh, tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.
Để phát huy thành quả đạt được, khắc phục các hạn chế trong thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế, phướng hướng thực hiện tự chủ tài chính như sau:
Thứ nhất, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế, ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các cơ sở y tế ở vùng khó khăn, các bệnh viện khám, chữa các bệnh