Quan điểm nâng cao công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.1.Quan điểm nâng cao công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm

4.1. Quan điểm nâng cao công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động, tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói chung đã từng bước được đổi mới. Ngay từ năm 2002, một số đơn vị sự nghiệp y tế công, phần lớn là các bệnh viện đã thực hiện điểm cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đến nay, hầu hết các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/NĐ- CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ trong đó có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính hướng đến mục tiêu tự chủ tài chính, Bộ Y tế đã đưa ra các quan điểm, chính sách như sau:

Thứ nhất, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo 3 mức cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập:

(i) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

(ii) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

(iii) Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Số lượng các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên ngày càng tăng, các đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ (có nguồn thu <10% chi hoạt động) giảm.

Thứ hai, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2015 và Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017. Trong đó, quy định mức giá gồm 2/4 yếu tố theo lộ trình quy định tại Nghị định số 16/2014/NĐ-CP của Chính phủ gồm: (i) chi phí trực tiếp; (ii) tiền lương; (iii) chi phí quản lý; (iv) khấu hao. Đến tháng 4/2017, lộ trình tính tiền lương vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã được thực hiện đối với người có thẻ BHYT (36 tỉnh thực hiện năm 2016, 27 tỉnh thực hiện vào tháng 3, tháng 4/2017), riêng đối với người chưa có thẻ BHYT đã thực hiện được 35 tỉnh, thành phố, dự kiến sẽ thực hiện

trọng lớn trong giá dịch vụ, tạo điều kiện để tính chi phí quản lý, khấu hao vào giá. Việc điều chỉnh giá theo chủ trương của Chính phủ từng bước, thận trọng, có lộ trình, không thực hiện đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành phố nên vừa điều chỉnh được giá đồng thời vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.

Thứ ba, tổ chức sắp xếp lại nhân sự, vị trí việc làm trong đơn vị, bố trí công việc một cách khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực (nhiều đơn vị đã giảm bớt biên chế, viên chức để thực hiện chế độ hợp đồng lao động, rất hiệu quả, tăng tính trách nhiệm của người lao động).

Thứ tư, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài chính để có chênh lệch thu chi, chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ để đầu tư cơ sở, mua sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển đơn vị.

Thứ năm, phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị và đội ngũ cán bộ y tế trong việc chủ động quyết định các biện pháp, giải pháp để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, ngoài nhiệm vụ chuyên mô triển khai các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, quản lý chặt chẽ một số nguồn thu ngoài dịch vụ y tế như nhà thuốc bệnh viện, trông giữ xe, căng tin, nhà ăn; tham gia cung ứng các dịch vụ ngoài đơn vị và các hoạt động dịch vụ khác để tăng nguồn thu.

Thứ bảy, thúc đẩy xã hội hóa, vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Quỹ kích cầu (các đơn vị thuộc TP. Hồ Chí Minh); Nhiều đơn vị đã đăng ký, vay vốn của các ngân hàng thương mại; Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, các đơn vị được thực hiện 4 mô hình hợp tác đầu tư nhằm huy động vốn để đầu tư các cơ sở y tế với chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến, kết hợp công - tư trong giảm quá tải cho một số bệnh viện lớn; thực hiện liên doanh, liên kết trang thiết bị, hợp tác đầu tư, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân (người nghèo cũng được hưởng lợi vì nhiều thiết bị xã hội hóa dùng chung).

vị sự nghiệp công sang “xã hội hóa”, giảm tư duy bao cấp, trông chờ, ỉ lại, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách;

- Chuyển từ cơ chế “phí” sang “giá dịch vụ”. Đây là bước đổi mới cơ bản, quan trọng, khắc phục tình trạng “bao cấp tràn lan, bao cấp ngược qua giá”, là điều kiện cơ bản để thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế tự chủ về tài chính của các cơ sở cung ứng dịch vụ, tăng sự lựa chọn của người sử dụng dịch vụ.

Thứ chín, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là tính lương vào giá đã làm thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ y tế, từ chỗ Nhà nước trả lương, nay người bệnh và BHYT trả lương, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện rõ rệt thái độ phục vụ, tăng sự hài lòng của người bệnh, tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.

Để phát huy thành quả đạt được, khắc phục các hạn chế trong thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế, phướng hướng thực hiện tự chủ tài chính như sau:

Thứ nhất, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế, ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các cơ sở y tế ở vùng khó khăn, các bệnh viện khám, chữa các bệnh xã hội như tâm thần, phong, lao... Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách, thực hiện các cơ chế như: đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ công;

Thứ hai, sửa Nghị định 85/2012/NĐ-CP theo hướng giao quyền tự chủ toàn diện để phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, gắn với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai, minh bạch về tài chính và hoạt động; đổi mới mạnh mẽ phương thức quản trị các đơn vị sự nghiệp y tế công, các bệnh viện công tiến tới phải tự chủ và hạch toán thu chi;

Thứ ba, đổi mới cơ chế sử dụng BHYT theo hướng chi cho khám chữa bệnh và chi cho y tế dự phòng, chi phòng bệnh và chi cho quản lý sức khỏe, sàng lọc, phát hiện sớm để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ;

Thứ tư, tiếp tục đẩy nhanh lộ trình và sớm hoàn thành việc tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch vụ y tế (bao gồm cả gói dịch vụ y tế dự phòng, y tế công cộng);

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP);

Thứ bảy, tiếp tục đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (thành lập cơ quan kiểm định chất lượng dịch vụ y tế, cả chất lượng khám, chữa bệnh, chất lượng các dịch vụ y tế khác, thanh toán theo chất lượng dịch vụ...), lấy sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)