Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

Trong những năm qua, việc xây dựng dự toán thu chi của Trung tâm đã được thực hiện khá kịp thời và toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý tài chính tại trung tâm vẫn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân như sau:

quý IV của năm đó, sau đó Phòng Tài chính - Kế toán trình lên Ban giám đốc và các cơ quan cấp trên ra quyết định phê duyệt; việc xây dựng dự toán thu chi được tính toán toàn diện trên cơ sở tất cả các nguồn thu Trung tâm có thể khai thác để tạo lập kinh phí hoạt động. Tuy nhiên những năm qua, việc xây dựng dự toán còn nhiều sai lệch so với kết quả thực hiện dẫn đến nhiều trường hợp trung tâm bị động trong việc cân đối thu chi ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thường xuyên. Điều này cũng do một phần từ các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh và nhu cầu chi thường xuyên và không thường xuyên phát sinh nằm ngoài dự toán của Trung tâm. Ngoài ra, quá trình xây dựng dự toán còn chủ yếu dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi của năm trước đó mà không tiến hành khảo sát nhu cầu và tình hình thực tế hoạt động của Trung tâm.

Thứ hai, trong công tác tổ chức thực hiện dự toán thu chi, những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đặc biệt là việc cân đối các nguồn thu đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi, Trung tâm đã thực hiện tốt kế hoạch thu chi đã được xây dựng dự toán hằng năm. Việc thực hiện dự toán thu chi của đơn vị luôn bám sát và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, có nhiều khoản chi có mức chênh lệch lớn so với dự toán ban đầu như các khoản chi không thường xuyên, chi dự án và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này gây ảnh hưởng đến việc cân đối các khoản mục thu chi của hoạt động quản lý tài chính.

Do chưa dự toán cụ thể các khoản chi trong nội dung chi thường xuyên và hạn chế của đội ngũ nhân sự làm công tác tài chính kế toán, Trung tâm đã xảy ra tình trạng xuất toán 28,83 triệu đồng vào năm 2015 và 104,6 triệu đồng vào năm 2016, mặc dù số tiền xuất toán không quá lớn nhưng đã chỉ rõ ra hạn chế trong công tác xây dựng dự toán và quyết toán thu, chi của đơn vị.

Thứ ba, tỉ lệ nguồn thu từ nguồn tài trợ chỉ khoảng 2% - 10% cũng cho thấy, Trung tâm vẫn chưa khai thác hiệu quả các nguồn thu nhiều tiềm năng khác như tài trợ, viện trợ, nghiên cứu khoa học….

Ngoài ra, mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm nhưng khả năng khai thác chưa cao. Vấn đề sử dụng thông tin

công nghệ thông tin trong đơn vị chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban và khoa chuyên môn. Dẫn đến gây lãng phí trong việc đầu tư cho phần mềm cũng như lãng phí thời gian lao động.

Nhìn chung, nguyên nhân của những hạn chế trên ngoài những nguyên nhân khách quan là do đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ quản lý tài chính và nhân viên kế toán có trình độ và năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, chưa đứng trên góc độ tiếp cận kế quán quản trị nên việc phân tích, lập kế hoạch còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, mức độ hiểu biết chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, sai sót.

Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo trung tâm về chế độ và công tác quản lý tài chính còn hạn chế, chưa có bước đột phá trong việc khai thác nguồn lực tài chính để phát triển đơn vị mà chỉ quản lý ở mức độ hạn chế thất thoát. Ngoài ra, quan niệm của lãnh đạo cho rằng nhiệm vụ của kế toán chỉ là ghi nhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh và định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định cũng hạn chế sự phát triển của đội ngũ kế toán của đơn vị nói riêng và hoạt động của Trung tâm nói chung.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)