0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng quyết toán ngân sách và hoạt động kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 77 -81 )

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Thực trạng quyết toán ngân sách và hoạt động kiểm tra giám sát

quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

3.2.5.1. Thực trạng quyết toán ngân sách

Trong quá trình quyết toán ngân sách, Trung tâm phải thực hiện công việc khóa sổ kế toán, rà soát, đối chiếu với số liệu đã phản ánh trên hệ thống sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính của đơn vị mình. Đồng thời phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từ đó rút ra ưu, nhược điểm của từng bộ phận, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm sau. Quá trình tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi thường hoàn thành gửi cho Sở Y tế vào khoảng tháng 3 năm sau. Các nội dung xét duyệt quyết toán từ năm ngân sách 2016 trở về trước thực hiện theo Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/1/2007 và hiện nay là theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ tài chính về việc quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo, và tổng hợp quyết toán năm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2018 và áp dụng đối với quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 2017.

Về cơ bản báo cáo tài chính của đơn vị đã phản ánh được đầy đủ “bức tranh” hoạt động tài chính trong năm. Công tác thanh, quyết toán của Trung tâm ngày càng ổn định, nề nếp. Đơn vị đã chủ động trong việc lập dự toán ngân sách hàng năm, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, góp phần quan trọng trong

cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức được quy định trong các văn bản của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ. Báo cáo quyết toán được lập đầy đủ, phản ánh được các hoạt động của đơn vị.

Bảng 3.11. Nội dung quyết toán ngân sách của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh 2015 - 2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Số liệu quyết toán 2015 2016 2017 Đề nghị quyết toán Duyệt quyết toán Đề nghị quyết toán Duyệt quyết toán Đề nghị quyết toán Duyệt quyết toán I.Tổng thu 53.287,8 53.287,8 62.005,7 62.005,7 56.904,3 56.904,3 Dịch vụ khám chữa bệnh không BHYT 5.802,7 5.802,7 6.577,6 6.577,6 5.297,8 5.297,8 Dịch vụ khám chữa bệnh BHYT 18.707,6 18.707,6 27.045,7 27.045,7 25.176,8 25.176,8 Dịch vụ y tế dự phòng 3.230,1 3.230,1 4.971,9 4.971,9 3.614,9 3.614,9

Phí hồ sơ mời thầu 8,5 8,5 27,0 27,0 30 30

Lãi tiền gửi ngân hàng 0.155 0.155 0.304 0.304 0.366 0.366 Thu khoán trông giữ xe 16,8 16,8 42,0 42,0 35,0 35,0 Bán vắc xin 11.516,7 11.516,7 14.826,17 14.826,17 13.141,3 13.141,3

Dịch vụ khám sức khoẻ 128,7 128,7 51,7 51,7 0 0

Thu thanh lý tài sản 0 0 6,8 6,8 0 0

Dịch vụ căng tin tổng hợp 7,9 7,9 8,0 8,0 10,0 10,0 Dự án WB tài trợ 5.834,6 5.834,6 2.450,0 2.450,0 2.670,2 2.670,2 Dự án nâng cao cơ sở vật

chất 712,7 712,7 0 0 0 0

Dự toán giao thường xuyên 3.641,4 3.641,4 3.673 3.673 4.449 4.449 Dự toán giao không thường

xuyên 3.680 3.680 2.325,5 2.325,5 2.479 2.479

II. Tổng kinh phí sử dụng 37.742,9 37.714,07 52.165,3 52.060,7 42.517,5 42.517,5

1. Chi thường xuyên 32.276,8 32.276,8 43.499,7 43.499,7 38.585,2 38.585,2 2.Chi không thường xuyên 3.680,0 3.651,17 2.325,5 2.325,5 1.791,4 1.791,4 3. Chi dự án 1.073,4 1.073,4 6.340,1 6.235,5 1.867,9 1.867,9

4. Chi đầu tư XDCB 712,7 712,7 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh 2015 - 2017)

trong giai đoạn 2015 - 2017, tuy nhiên, vẫn tồn tại sai sót trong quyết toán năm 2015, 2016, dẫn đến trung tâm phải xuất toán chi lên đến 133,43 triệu đồng trong hai khoản chi không thường xuyên và chi dự án, cụ thể :

Năm 2015, đơn vị có chi trong nguồn đối ứng tiêm chủng mở rộng (gọi tắt là chương trình TCMR) được bố trí từ nguồn kinh phí địa phương với số tiền 28,83 triệu đồng bao gồm các khoản chi sau:

+ Tiền điện bảo quản dây truyền lạnh đựng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phục vụ tiêm chủng trong toàn tỉnh với số tiền: 15,072 triệu đồng.

+ Tiền intenet phục vụ báo cáo các bệnh liên quan đến tiêm chủng, xử lý các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo an toàn trong tiêm chủng với số tiền: 11 triệu đồng

+ Tiền điện thoại nhận báo cáo và báo cáo các ca bệnh, xử lý theo theo đường dây nóng các ca bệnh liên quan đến tiêm chủng trong chương trình TCMR với số tiền là: 2,758 triệu đồng.

Cấp trên xác định các khoản chi trên đơn vị phải lấy từ kinh phí thường xuyên ra chi trả bởi khi giao dự toán chi thường xuyên đã tính cho các hoạt động này nằm trong kinh phí chi thường xuyên của đơn vị mặt khác căn cứ theo Thông tư liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/8/2013 của liên Bộ Tài chính - Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015 thì các mục chi trên không có nội dung chi rõ ràng trong văn bản chính vì vậy cấp trên đã xuất toán của đơn vị ở nội dung chi này của nguồn kinh phí nêu.

Trong năm 2016, văn bản chi tiêu cho dự án hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình dựa trên kết quả đầu ra được ngân hàng thế giới (WB) tài trợ đã chuyển sang cơ chế tài chính mới, áp dụng Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC. Đơn vị đã chi trả khoản chi phí chi cho cán bộ ban tổ chức, đại biểu, giảng viên của hội nghị, hội thảo, tập huấn được hưởng mức phụ

chuyên môn kỹ thuật không đúng theo quy định của thông tư - vì theo quy định chỉ các lớp về triển khai, tổng kết, sơ kết dự án thì mới chi định mức trên còn các lớn có nội dung tập huấn chuyên môn kỹ thuật thì áp dụng các định mức chi tiêu theo các quy định hiện hành về mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đồng nghĩa với việc theo quy định hiện hành về tập huấn thì không có nội dung chi cho hoạt động nêu trên.Vì vậy cấp có thẩm quyền đã từ chối quyết toán với số tiền với tổng số tiền 104,6 triệu đồng

Nguyên nhân xảy ra sai sót trên do đội ngũ làm công tác tài chính kế toán thiếu cẩn thận, chủ quan không tìm hiểu kỹ trong việc áp dụng các văn bản pháp luật quy định về các nội dung chi của Nhà nước, cũng như việc quản lý, giám sát của đội ngũ lãnh đạo còn chưa sát sao. Điều này khiến Trung tâm đã phải nghiêm túc kiểm điểm và đưa ra các giải pháp khắc phục cùng các bài học kinh nghiệm để tránh mắc phải những sai sót không đáng có trong những năm sau.

3.2.5.2. Kiểm tra, giám sát

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi tại Trung tâm được thực hiện bởi lãnh đạo trung tâm, các cơ quan cấp trên như Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Kiểm toán… và được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra được thực hiện trên toàn bộ các khâu từ xây dựng dự toán đến thực hiện dự toán thu chi. Việc quản lý tài chính tại trung tâm được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Việc chi thường xuyên, không thường xuyên đều qua sự kiểm tra, giám sát của Kho bạc Nhà nước thành phố Bắc Ninh.

- Kiểm tra, thanh tra thường xuyên:

+ Trung tâm thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của Trung tâm trong đó có thanh tra kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính.

+ Hằng ngày, kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN của trung tâm thông qua văn bản hiện hành của nhà nước đối với các hoạt động có hướng dẫn chi và quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm đối với những hoạt động không có hướng dẫn chi.

xuyên được thực hiện như tên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với quản lý tài chính của Trung tâm còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán Nhà nước, thanh tra bộ Tài chính và thanh tra Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể một số vấn đề được thanh kiểm tra về mặt tài chính như sau:

+ Quản lý và sử dụng các nguồn NSNN, các nguồn thu hợp pháp của đơn vị đảm bảo minh bạch và theo đúng quy định thông qua việc kiểm tra các văn bản liên quan đến quản lý sử dụng nguồn ngân sách, hiểu biết của nhân viên làm nghiệp vụ về các văn bản đó, kiểm tra trên sổ sách thực tế, biên bản kiểm tra, kiểm toán.

+ Thực hiện đúng các quy định về việc khám chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế thông qua các kế hoạch triển khai các văn bản về BHYT tại Phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Phòng Tài chính - Kế toán về các chính sách của các đối tượng được BHYT chi trả; kiểm tra sổ sách tài chính.

+ Tổ chức thực hiện bán vắc xin dịch vụ đảm bảo công khai và chính xác. Trung tâm còn chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, trung tâm lưu trữ chứng từ theo đúng quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và công tác quản lý tài chính của đơn vị. Hàng năm, trung tâm lập báo cáo tài chính cho đơn vị chủ quản Sở Y tế tỉnh, các cơ quan tài chính theo quy định, dùng báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính của Trung tâm được Nhà nước quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm hướng các hoạt động tài chính của Trung tâm thực hiện theo quy định và làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính của Trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 77 -81 )

×