5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính cho
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trên ta thấy, trong thời gian tới để góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, kiện toàn cơ cấu tổ chức phòng Tài
chính - Kế toán, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự đảm bảo cho hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm đạt hiệu quả cao nhất. Bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác quản lý tài chính, tài sản. - Đổi mới cơ chế tự chủ trong công tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính và tài sản: Cần tăng cường quản lý việc sử dụng nguồn tài chính để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Trung tâm. Ngoài ra, cần tập trung quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm chống lãng phí của Nhà nước. Trung tâm cần tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thay đổi cơ chế chính sách và thực tế...
- Đưa ra các giải pháp tăng nguồn thu: Tăng nguồn thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm. Do vậy, trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cần phát huy thành công từ một số dự án và các hợp đồng trách nhiệm ký kết với các dự án ODA nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để có được thêm nguồn thu từ các dự án tài trợ. Ngoài ra, Trung tâm cần mở rộng và phát triển các dịch vụ, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ để mang lại nguồn thu ổn định cho đơn vị.
- Đổi mới cơ chế phân phối kết quả hoạt động tài chính và chi tiền lương tăng thêm: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo động lực và tạo niềm tin cho cán bộ viên chức và người lao động, Trung tâm cần nâng cao mức chi tiền lương tăng thêm vì thu nhập của người lao động sẽ quyết định đến hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, Trung tâm cần tăng trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để tạo sự chủ động trong chi tiêu tiền lương, tiền công; tạo niềm tin cho cán bộ viên chức và người lao động khi nền kinh tế của cả nước đang gặp khó khăn.
- Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán: Trung tâm cần rà soát để hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, bổ sung, cập nhật những văn bản tài chính mới, sửa đổi những quy định chưa phù hợp, thay thế những văn bản đã bị bãi bỏ. Bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng công việc của cán bộ viên chức và người lao động. Hàng năm sau khi kiểm tra, xét duyệt quyết toán tài chính năm cho đơn vị cần phải ra thông báo kết quả
kiểm tra, xét duyệt theo đúng tinh thần Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính và hiện nay là theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ tài chính về việc quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo, và tổng hợp quyết toán năm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2018 và áp dụng đối với quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 2017.
- Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản: Tăng cường hơn nữa việc sử dụng và khai thác tài sản đúng mục đích được giao, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả đồng thời phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của các phòng ban, khoa chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh nhưng tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ gây lãng phí nguồn vốn...
Hai là, kiện toàn cơ cấu tổ chức phòng Tài chính - Kế toán, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự.
Xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn, trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy tài chính - kế toán nhằm phân công công việc hợp lý và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đưa ra các giải pháp cụ thể về chất lượng nguồn nhân sự nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt đội ngũ kiểm soát phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nhất định để có thể soạn thảo và triển khai thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có hiệu quả và công bằng , tạo điều kiện quản lý khách quan hơn về tài chính của đơn vị.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thời gian vừa qua như thế nào?
- Những tồn tại, hạn chế gặp phải và nguyên nhân trong công tác quản lý tài chính đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là gì?
- Cần có những giải pháp, đề xuất gì để khắc phục hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.1.1. Tài liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các số liệu thông qua các tài liệu, các báo cáo tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh (nay là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh), báo cáo tại Sở y tế tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài chính, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học, thông tin trên các Website của Ngành Y tế và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
2.2.1.2. Tài liệu sơ cấp
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ, viên chức trong trung tâm. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra đối với 180 cán bộ, viên chức của Trung tâm.
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn điều tra công tác quản lý tài chính của cán bộ, viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
- Mục đích điều tra: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính.
- Đối tượng điều tra: Các cán bộ, viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
- Cỡ mẫu điều tra: Là toàn bộ cán bộ, viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Tổng số mẫu điều tra sẽ là 180 người.
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế gồm 02 phần (Phụ lục 1), nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm. Cụ thể như sau:
- Phần 1: Thông tin chung
- Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được nhập và phân tích bằng phần mềm excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả của công tác quản lý tài chính đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề: tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tượng; mối quan hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ đó đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai dựa trên số liệu đã thu thập nghiên cứu.
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình công tác quản lý tài chính đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai đối với công tác quản lý tài chính đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3.3. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằng cách đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu
Dựa trên ba căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu như sau:
Một là, nội dung, đặc điểm hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng để mua sắm, đầu tư hình thành các tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị và chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Hai là, quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu: Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Các khoản chi hoạt động thường xuyên của đơn vị thực hiện chi theo định mức được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ...
Ba là, báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu: Báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở và kế toán cấp I và cấp II. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của đơn vị được sử dụng để đánh giá tình hình huy động nguồn lực tài chính: Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (phần I); Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết kinh phí dự án; Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc; Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính...
Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu đề tài xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, các căn cứ để xây dựng chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý tài chính đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:
- Nguồn vốn ngân sách đơn vị được cấp (nguồn Trung ương, nguồn Địa phương) - Lập dự toán thu - chi và phân bổ dự toán ngân sách của đơn vị.
- Thanh toán, cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
- Tình hình quản lý và sử dụng các nguồn thu tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thông qua hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị.
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về các khoản thu
Các nguồn thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng đối với Trung tâm (Thu từ nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp y tế: Dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, Dich vụ khám chữa bệnh không BHYT, Dịch vụ y tế dự phòng, Dịch vụ bán vắc xin,...). Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nguồn thu so với tổng thu và tỷ lệ biến động, thay đổi thực hiện thu giữa các năm dự toán:
Tỷ trọng các nguồn thu = Số thu các nguồn
x 100 (%) Tổng thu
Tỷ lệ biến động của các
nguồn thu =
Số thu năm t - số thu năm (t - 1)
x 100 (%) Số thu năm (t -1)
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về các khoản chi
- Về quy mô chi của đơn vị: Các khoản chi của đơn vị: chi từ NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp. Sử dụng chỉ tiêu tổng chi (TC), ta có công thức xác định như sau: TC = Ci
Hoặc Tổng chi = Chi thường xuyên + Chi không thường xuyên
Trong đó: Ci là khoản chi loại i; i= 1, n là số loại chi của các đơn vị sự nghiệp. Các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay theo quy định sau: Chi thanh toán cá nhân (tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp cho viên chức); Chi quản lý hành chính (thanh toán dịch vụ công, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc); Chi
chuyên môn nghiệp vụ (hội thảo, sinh hoạt chuyên môn..); Chi duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, thiết bị; Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ; Chi sửa chữa lớn, đầu tư tài sản cố định...
Để quản lý và đánh giá được tình hình chi cần theo dõi các khoản chi theo cơ cấu chi, ký hiệu là (Kci):
Tỷ lệ từng khoản chi (Kci) = Khoản chi loại I (Ci)/Tổng chi trong kỳ (Tc) x 100
Trong cơ cấu chi cần tập trung xem xét các tiêu chí: - Tỷ lệ (%) chi từ NSNN, ngoài ngân sách trong tổng chi;
- Tỷ lệ (%) chi thường xuyên, không thường xuyên trong tổng chi; - Tỷ lệ (%) từng nội dung chi trong từng khoản.
Trong từng tiêu chí lại tiếp tục xác định cơ cấu theo các đối tượng thụ hưởng chi. Chẳng hạn: Tỷ lệ (%) chi thanh toán cá nhân trong tổng chi thường xuyên... Nếu có thể mở sổ theo dõi chi tương ứng với từng nguồn chi để đánh giá hiệu quả chi sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính của đơn vị có thông tin cụ thể và thích hợp cho quá trình ra quyết định quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Cơ sở dữ liệu để xác định chỉ tiêu phân tích lấy ở dự toán chi và sổ chi tiết các khoản chi, báo cáo tăng, giảm tài sản cố định tại thời điểm và báo cáo tình hình công nợ, tổng chi phí lũy kế qua các năm của đơn vị.
Để đảm bảo hoạt động sự nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả ngày càng tăng thì song song với việc quản lý, giám sát các khoản chi hàng năm, đơn vị còn phải đảm bảo quản lý, sử dụng các tài sản hiện có cũng như xem xét cơ cấu, sự biến động hàng năm có hợp lý không.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính
Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trích lập quỹ bổ sung thu nhập để chi tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.
Đánh giá kết quả tài chính của đơn vị nhằm tìm ra những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính cũng như ổn định của đơn vị.