0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 84 -87 )

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nhân tố bên ngoài

3.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/TTLT-BYT-BNV, ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, các tỉnh trong cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã xây dựng lộ trình để tiến hành sát nhập các đơn vị y tế không giường bệnh (Y tế dự phòng) thành một đơn vị thống nhất theo mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (gọi tắt là CDC) tuyến tỉnh, dẫn đến sự ra đời của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh vào ngày 20 tháng 10 năm 2017. Theo lộ trình đến năm 2020 các cơ sở Y tế thuộc hệ dự phòng phải sát nhập thành một đơn vị gọi tắt là CDC. Có thể nói, việc sát nhập các Trung tâm thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh, thành phố là phù hợp với xu hướng hội nhập trong khu vực và quốc tế. Đồng thời sẽ thu gọn đầu mối, bộ máy bớt cồng kềnh nhưng có hiệu quả công việc và tính lồng ghép cao hơn, giúp tinh giảm nhiều về nhân sự, cơ sở vật chất và phù hợp với quy hoạch phát triển, cải cách hành chính, thực tiễn địa phương, giảm phiền hà cho người dân và tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, đây là một thay đổi có tác động không nhỏ đến mô hình hệ thống Y tế dự phòng của địa phương. Đặc biệt các Trung tâm đang hoạt động độc lập, có cơ sở, tổ chức bộ máy, tài chính riêng, nếu thực hiện kiện toàn theo mô hình CDC sẽ gặp phải nhiều vướng mắc trong việc giải quyết bài toán nhân sự cấp lãnh đạo, cấp khoa/phòng chức năng, chưa nói đến vấn đề tinh giảm nhân viên nào và giữ nhân viên nào để tinh gọn bộ máy là vấn đề cần phải cân nhắc kỹ càng…Bên cạnh đó, đây là mô hình mới đối với Việt Nam, trong khi chúng ta đang xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CDC cho nên các địa phương còn khó khăn trong việc xây dựng đề án kiện toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

đảm bảo tính bền vững, tránh những xáo trộn gây ảnh hưởng đến công việc hiện tại của các đơn vị Y tế dự phòng tại địa phương thì cần phải có đề án và lộ trình cụ thể. Nên làm thí điểm ở một vài tỉnh, thành phố, qua đó chúng ta sẽ đánh giá tổng thể ưu điểm và những mặt hạn chế khi thực hiện mô hình này để có cái nhìn khách quan, bên cạnh đó cần phải khảo sát về tình hình dịch bệnh tại địa phương, để có phương án giải quyết các vấn đề ưu tiên, đồng thời cân nhắc việc sát nhập hay giữ lại Trung tâm nào trong giai đoạn tạm thời để hoàn thành các mục tiêu trước mắt từ đó quyết định thời gian sát nhập và sát nhập đơn vị nào trước, đơn vị nào sau. Để thực hiện được chủ trương lớn này, cấp tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuẩn bị thật kỹ về nhân sự, cơ sở vật chất, lộ trình phù hợp để xây dựng đề án thành lập CDC, cố gắng hạn chế để không ảnh hưởng đến hoạt động của các chương trình Y tế đang thực hiện trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sở Y tế đã chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và lộ trình thực hiện thật cụ thể, đệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và làm cơ sở thực hiện. việc sát nhập sẽ làm ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ y tế. Quá trình sát nhập và tinh giảm biên chế, cấp lãnh đạo phải hết sức công bằng, minh bạch việc bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị mới (CDC) phải căn cứ trình độ chuyên môn và việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cán bộ đồng thời tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Bên cạnh đó, cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc diện giảm biên chế của các Trung tâm sát nhập. Có thể nói, về chủ trương thành lập CDC là phù hợp xu hướng chung của thế giới và khu vực. Rất nhiều nước trên thế giới và trong khu vực rất thành công khi áp dụng mô hình này. Năm 2016, nước ta mới thí điểm thành lập CDC ở 03 tỉnh đó là Bắc Giang, Bình Phước và Yên Bái. Tuy nhiên, số lượng Trung tâm sát nhập ở 03 tỉnh không có sự thống nhất và đồng bộ về số lượng. Do vậy, chưa thể đánh giá sự hiệu quả của mô hình này trong một sớm một chiều mà cần phải có quá trình hoạt động thực tiễn.

Đặc biệt, trong công tác quản lý tài chính, việc sát nhập các trung tâm cũng gây khó khăn khi triển khai các hoạt động tài chính tại đơn vị. Đơn vị cần xây dựng

trung tâm (Trong đó Trung tâm y tế dự phòng là đơn vị lớn nhất, nòng cốt của CDC) và hệ thống văn bản pháp lý cập nhật của Nhà nước về chủ trương chính sách xây dựng trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, thành phố.

3.3.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ đòi hỏi một lượng lớn nguồn lực chất lượng cao, dịch vụ tốt. Điều này đòi hỏi các đơn vị một mặt phải nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác phải mở rộng quy mô để đáp ứng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới công tác quản lý tài chính.

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh có nhiều sự thay đổi đáng kể, Đặc biệt, năm 2017 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, một trong những thành tích nổi bật trong bức tranh kinh tế, xã hội của tỉnh, đó là quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.

Với sự phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá và xã hội, đời sống thu nhập của người dân được cải thiện đồng nghĩa với việc nhu cầu của đại bộ phận dân cư trong tỉnh đối với các dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức

hình dịch vụ. Không nằm ngoài xu thế chung, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng chiến lược phát triển với định hướng lấy nhu cầu của khách hàng làm nền tảng trọng tâm, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện và nâng chất lượng dịch vụ để ngày càng làm hài lòng khách hàng hơn, đảm bảo nguồn thu cho trung tâm hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính về chi thường xuyên trong tương lai không xa.

3.3.1.3. Các yếu tố quốc tế

Việc hội nhập quốc tế, phối hợp liên doanh liên kết cùng các tổ chức quốc tế sẽ mang lại cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh nói riêng rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức. Thuận lợi là các đơn vị có thể mở rộng danh tiếng, nâng cao vị thế, quy mô và chất lượng dịch vụ. Thêm vào đó, các nguồn tài trợ từ quốc tế cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các đơn vị, đặc biệt là công tác quản lý tài chính. Mặt khác, trước yêu cầu mở rộng, nâng cao chất lượng cũng sẽ đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để đầu tư. Trong báo cáo quyết toán của đơn vị, năm 2016, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có nhận được khoản tài trợ của tổ chức ngân hàng thế giới WB với số tiền lên tới hơn 200.000USD cho các chương trình của trung tâm. Mặc dù, nguồn thu từ viện trợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2% - 10% nguồn thu xã hội hóa nhưng cũng góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của trung tâm.

Ban giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm và chú trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ toàn cầu,… để tiếp nhận các dự án viện trợ nhằm đưa nội dung thu này thành một trong những khoản thu liên tục, thường xuyên mỗi năm. Đồng thời, việc quản lý nguồn thu này cũng được giám sát chặt chẽ đảm bảo cho mục đích sử dụng các khoản viện trợ này chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 84 -87 )

×