5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung
- Số lượng, cơ cấu lao động theo trình độ, theo giới tính, theo tính chất công việc. - Tổng tài sản, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận. - Doanh thu theo nghiệp vụ khai thác: phi hàng hải; hàng hải; tài sản kỹ thuật
b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ
- Số lượng dịch vụ cung cấp.
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Doanh số, tỷ trọng doanh thu của dịch vụ bảo hiểm PNT bán lẻ trong tổng doanh thu.
-Thu nhập đóng góp từ dịch vụ.
- Tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu nêu trên.
Sự tăng trưởng cả các chỉ tiêu được thực hiện đánh giá thông qua công thức: Tốc độ
tăng trưởng =
(Số cùng kỳ năm sau - Số cùng kỹ năm trước)
x 100 Số cùng kỳ năm trước
Mức độ hợp lý hóa cơ cấu dịch vụ
Mức độ hợp lý hóa cơ cấu dịch vụ thể hiện sự hợp lý trong danh mục sản phẩm cung ứng, tỷ trọng doanh số của từng nhóm dịch vụ cung ứng. Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm, kênh phân phối qua các năm.
Sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ
Sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ thể hiện ở việc: Công ty bảo hiểm cần đa dạng hóa về kênh phân phối, nâng cấp chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, chính sách chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra các Công ty Bảo hiểm cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết khiếu nại bồi thường, nghiên cứu bộ hồ sơ chứng từ thu thập bồi thường khác hàng đơn giản, gọn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp chặt chẽ.
Chất lượng về dịch vụ còn thể hiện mức độ hiệu quả của dịch vụ đó mang lại thông qua việc đo lường, so sánh các chỉ tiêu về hiệu quả: chi phí khai thác, tỷ lệ chi phí bồi thường thông qua các kênh phân phối, loại hình sản phẩm thông qua các công thức tính toán sau:
Tỷ lệ (%) chi phí khai thác = Hoa hồng đại lý/môi giới + Chi phí bán hàng liên quan + Các khoản hỗ trợ đại lý x 100 Doanh thu bán được
Tỷ lệ (%) chi phí bồi
thường =
Chi bồi thường trách
nhiệm giữ lại +(-)
Dự phòng bồi thường
thuộc trách nhiệm giữ lại x 100 Doanh thu bán được
Kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ bán lẻ
Để đẩy mạnh phát triển một sản phẩm thì bao giờ cũng bao hàm yếu tố rủi ro. Chính vì thế công tác kiểm soát rủi ro cần phải luôn được chú trọng thông qua việc rà soát kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của hệ thống: về hồ sơ chứng từ thu thập, các điều kiện, điều khoản ký kết hợp đồng trước khi cấp đơn cho khách hàng nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp khắc phục xử lý phù hợp.
Tính kiểm soát rủi ro của các kênh phân phối thông qua phân cấp thẩm quyền khai thác đối với từng nghiệp vụ/sản phẩm của hạn mức cấp phòng, cấp Công ty thành viên và các ban nghiệp vị tại HO.
d) Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Nhóm chỉ tiêu khách quan
- Tỷ lệ người dân mua bảo hiểm; tỷ lệ chi phí mua bảo hiểm/GDP; Tốc độ tăng dân số của khu vực nghiên cứu.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân; lãi suất cho vay. - Trình độ dân trí tại địa bàn nghiên cứu.
- Luật, các quy định liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ.
- Sự phát triển khoa học; ứng dụng khoa học vào kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
- Số lượng đối thủ cạnh tranh; thị phần trên thị trường nghiên cứu.
- Số lượng khách hàng; doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ; mối quan hệ của khách hàng với Công ty.
Nhóm chỉ tiêu chủ quan
- Số lượng; trình độ; độ tuổi của người lao động tại Công ty. - Giá cả sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- Hệ thống kênh phân phối: trực tiếp và gián tiếp.
- Hoạt động xúc tiến thương mại; hình thức; chi phí; tần suất. - Cơ sở vật chất trang thiết bị và quy trình phục vụ.
Chương 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV ĐÔNG BẮC -
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM