Tình hình hoạt động của BIDV Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 56 - 59)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Tình hình hoạt động của BIDV Nam Thái Nguyên

Bắt đầu từ năm 2008, ý tưởng thành lập BIDV Nam Thái Nguyên đã được hình thành, theo đó liên tiếp trong năm 2009 và 2010, 02 Phòng giao dịch được thành lập tại khu vực Sông Công và Phổ Yên. Do vậy, bước đầu đã tạo dựng hình ảnh BIDV và cũng kiến tạo được một nền khách hàng nhất định. Nên, mặc dù chính thức tách ra và hoạt động từ ngày 01/01/2014, nhưng nền khách hàng của BIDV Nam Thái Nguyên đã được thiết lập từ vài năm trước khi thành lập chi nhánh.

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh BIDV Nam Thái Nguyên năm 2015 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016

A Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

1 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 76,6 84,6 106,77 10 26

2 LNTT bình quân đầu người 1,11 1,18 1,46 6 24

3 Huy động vốn cuối kỳ (CK) 2.700 2.555 2.361 -5 -8 4 Huy động vốn cuối kỳ bán buôn 1.742 1.404 971 -19 -31 5 Huy động vốn cuối kỳ bán lẻ 958 1.150 1.390 20 21 6 Huy động vốn bình quân (BQ) 2.172 2.398 2.299 10 -4

7 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.990 3.327 4.515 11 36

8 Dư nợ tín dụng bình quân 2.557 2.976 3.904 16 31

B Cơ cấu hoạt động tín dụng

1 Dư nợ tín dụng bán buôn 2.247 2.437 3.409 8 40

2 Dư nợ tín dụng bán lẻ 743 890 1.106 20 24

C Cơ cấu chất lượng tín dụng

1 Tỷ lệ dư nợ nhóm II/TDN (%) 0,09 0,05 0,17 -44 240

2 Tỷ lệ nợ trung dài hạn (%) 31 36 35,96 16 0

3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,04 0,88 0,31

4 Dư nợ xấu (tỷ đồng) 1,25 29,41 14,55

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Nam Thái Nguyên

Sau bốn năm hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc, hoạt động của chi nhánh tăng vọt cả về quy mô và hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 106,77 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 22,17 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 26% và so với năm 2015 thì tăng 39%. Đây là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều khó khăn. Đóng góp

Về huy động vốn

Nguồn vốn huy động của BIDV Nam Thái Nguyên đã có sự tăng trưởng đột biến trong 2 năm đầu tiên. Từ số vốn huy động “được chia” ban đầu khi tách chi nhánh vào đầu năm 2014 là 596 tỷ đồng, sau 2 năm hoạt động đến cuối năm 2015 đã tăng lên 2.700 tỷ đồng, tăng 353% so với khi thành lập chi nhánh. Sang năm 2016, 2017 nguồn vốn có sự sụt giảm, cụ thể đến 31/12/2016 số dư là 2.555 tỷ đồng giảm 5% so với năm 2015, tương ứng với 145 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017 là 2.361 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2016 (giảm 194 tỷ đồng). Do một số khách hàng lớn là TCKT rút các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh.

Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Nam Thái Nguyên năm 2015-2017

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Nam Thái Nguyên

Mặc dù HĐV cuối kỳ của chi nhánh có sự sụt giảm, tuy nhiên huy động vốn bình quân qua các năm lại ổn định và có xu hướng tăng. Mặt khác, xét về cơ cấu nguồn vốn đã có sự dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư. Điều đó chứng tỏ sự ổn định trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

- Huy động vốn dân cư là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao đã tăng lên đáng kể, trung bình 20% mỗi năm. Năm 2015, đạt là 958 tỷ, chiếm tỷ trọng 35% trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2016 đạt 1.150 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2017, con số này là 1.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59%.

- Huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Khi bắt đầu thành lập (01/01/2014) “được chia” 93 tỷ, chiếm tỷ trọng 16%.

Đến 31/12/2015, huy động từ đối tượng khách hàng này đạt 1.742 tỷ, tăng gần 19 lần so với khi mới thành lập, chiếm tỷ trọng 65% trong tổng huy động vốn của chi nhánh. Sang năm 2016, 2017 nguồn tiền gửi từ đối tượng khách hàng này giảm do một số khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền cho hoạt động kinh doanh nên đã rút các khoản tiền gửi tiết kiệm. Đến 31/12/2017, tiền gửi TCKT đạt 971 chiếm 41% tổng nguồn vốn.

- Huy động từ các định chế tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và không có sự thay đổi nhiều qua các năm.

Về hoạt động tín dụng

Cũng như huy động vốn, hoạt động tín dụng của BIDV Nam Thái Nguyên cũng có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Dư nợ cuối kỳ đến 31/12/2015 đạt 2.990 tỷ tăng 115% so với khi chia tách. Đến 31/12/2016 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 3.327 tỷ đồng tăng 11% so với 2015. Đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng cuối kỳ là 4.515 tỷ đồng, tăng 36% so với cuối năm 2016.

Dư nợ tín dụng bình quân cũng đều có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 đạt 2.976 tỷ đồng tăng 16% so với 2015. Năm 2017 đạt 3.904 tỷ tăng 31% so với năm 2016.

Về cơ cấu hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2015 chiếm 75%/tổng dư nợ của chi nhánh, năm 2016 là 73% và năm 2017 tỷ lệ này là 76%.

Chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu và nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với địa bàn và hệ thống. Cụ thể, về nợ xấu: 2015: 0,04%, năm 2016: 0.88%, năm 2017 là 0,31%. Tỷ lệ nợ nhóm 2: 2015: 0,09%, năm 2016: 0.05% và năm 2017: 0,17%.

Về hoạt động thu dịch vụ

Là một chi nhánh mới trên một thị trường mới nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động thu dịch vụ. Nền khách hàng mỏng, quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ. Khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng nhiều các dịch vụ như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ... hầu như chưa có. Do đó, hoạt động thu dịch vụ còn rất khiêm tốn. Năm 2015, thu dịch vụ ròng đạt 5,64 tỷ đồng (bao gồm thu từ hoạt động thanh toán, thu phí

với năm trước, năm 2016 đạt mức 9,18 tỷ, tăng 63% so với năm 2015 và năm 2017 là 15.07 tỷ, tăng 64% so với năm 2016 nhưng vẫn là con số khá khiêm tốn so với các đối thủ trên địa bàn và các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 56 - 59)