Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 82 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Các nhân tố khách quan

a) Môi trường vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô, chính trị, pháp lý, môi trường công nghệ, tình hình phát triển kinh tế của địa phương…

- Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam

Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2017, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã có sự phục hồi, phát triển với nhiều tín hiệu tích cực. Các chỉ số vĩ mô có sự tăng trưởng và tương đối ổn định: năm 2015: 6,68%, năm 2016: 6,21% và năm

mức kỷ lục: 0,63%, năm 2016: 2,66%, CPI năm 2017 tăng 3.53% so với năm 2016, đạt mục tiêu dưới 4%. Tăng trưởng đạt mức tăng khá và có dấu hiệu khả quan ở một số ngành, lĩnh vực trọng yếu. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cầu trong nước đã chuyển biến theo hướng tích cực. Khi CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường.

- Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Tình hình kinh tế xã hội địa phương trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ tình hình thế giới, trong nước, song trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt kết quả khả quan, tiếp tục có sự tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, bảo đảm phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đối ngoại và thu hút đầu tư, phát huy các lợi thế để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; Xây dựng nông thôn mới, duy trì nhịp độ phát triển ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Từ năm 2013 trở về trước, địa bàn khu vực thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, từ khi có tập đoàn SAMSUNG xây dựng nhà máy tại KCN Yên Bình kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư phụ trợ, kinh tế địa phương thay đổi với tốc độ chưa từng thấy. Tất cả các thành phần kinh tế đều hoạt động sôi động, trong đó có sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vệ tinh, phụ trợ (gồm cả doanh nghiệp tại địa phương, các doanh nghiệp liên doanh, FDI đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…) với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị mở rộng sản xuất để phù hợp với thời cơ và môi trường kinh doanh thực tế. Đây là những tác động to lớn khiến cho nhu cầu vốn và thành lập doanh nghiệp mới gia tăng là cơ sở để phát triển dịch vụ bảo lãnh.

Trên địa bàn cùng với việc cải cách hành chính, đặc biệt là những nỗ lực trong chính sách hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư FDI của doanh nghiệp và tập đoàn lớn thế giới đã tạo ra cho tỉnh giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu tăng đột biến, và nhất là việc phát triển các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm, từ đó tạo ra các hiệu ứng phát triển vùng kinh tế.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn đạt được những kết quả nổi bật về hoạt động thu hút đầu tư, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về phát triển KT-XH với nhiều dự án đầu tư lớn nhất cả nước như Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, các doanh nghiệp FDI, nhiều nhà đầu tư khác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Điều này cho thấy, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tình hình thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng.

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng: CPI đang giữ được ở mức ổn định, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với diễn biến của thị trường. Hệ thống tài chính, ngân hàng đã đạt được một số thành công ban đầu nhờ thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động, dự trữ ngoại tệ ở mức cao, tín dụng tăng trưởng khá (năm 2015: 17,2%, năm 2016: 16,46%, Năm 2017: 19,0%). Lãi suất tiếp tục ổn định theo chiều hướng giảm, nhất là lãi suất cho vay đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành… nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có sự cải thiện rõ rệt, thanh khoản rồi rào. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể: giai đoạn 2015-2017 với sự điều hành quyết liệt của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng đã giảm xuống dưới 3%, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục xu hướng giảm; Tổng phương tiện thanh toán tăng qua các năm: năm 2015 tăng 13,6% so với năm 2014; năm 2016 tăng 16,47% và năm 2017 tăng 16,97%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn, hiện tại đã có 24 ngân hàng thương mại hoạt động, tăng 5 ngân hàng so đầu năm 2015. Riêng khu vực Sông Công, Phổ Yên nơi chi nhánh đóng trụ sở chính, đã có nhiều ngân hàng như: Nông nghiệp, Công thương, Vietcombank, An Bình,Quân đội, Techcombank, Sacombank...và lần đầu tiên có sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài tại địa bàn là ShinhanBank (Hàn Quốc) nên tình hình cạnh tranh rất gay gắt. Sự xuất hiện khá rầm rộ của các ngân hàng cùng với sự phục hồi dần về kinh tế trong thời gian gần đây tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đồng thời sự cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành lấy thị phần và uy tín cho mình cũng là động lực cho các ngân hàng chú tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên bao giờ cũng vậy cơ hội luôn đi liền với thách thức, trong môi trường cạnh tranh gay gắt này chỉ có những ngân hàng nào nắm bắt được thời cơ, phát huy được sức mạnh nội lực của mình đưa ra những chính sách nhạy bén thì mới có thể chiếm lĩnh được thị trường và phát triển được.

- Môi trường pháp lý: sự thống nhất, rõ ràng của các quy định pháp luật, các văn bản dưới luật, các chính sách cụ thể phải lôgic, phù hợp với nhau và tương đối ổn định thì mới tạo điều kiện để phát triển thuận lợi, dễ dàng cho người dân thực hiện. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật còn thường xuyên thay đổi, vừa ban hành đã sửa đổi. Mặt khác, mỗi địa phương hiểu và áp dụng một cách khác nhau. Ví dụ đơn giản như một quy định về đăng ký giao dịch bảo đảo cho thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, mỗi địa phương trong tỉnh áp dụng khác nhau. Điều này không chỉ gây trở ngại cho Ngân hàng và còn tạo cho khách hàng quá nhiều thủ tục rườm rà và thời gian đi lại. Hay như Luật nhà ở đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015, quy định rõ đối với nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì mới được mang đi thế chấp, tuy nhiên tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như nhiều địa phương khác, số lượng nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rất ít, do vậy rất khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi nhận tài sản đảm bảo của khách hàng là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất trong khi nhà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

b) Nền khách hàng

Nền khách hàng bao gồm số lượng khách hàng và các đặc điểm của khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của BIDV Nam Thái Nguyên có sự tăng trưởng tốt, từ 17 khách hàng đầu năm 2015 đã tăng lên 32 khách hàng vào cuối năm 2017. Đây là cơ sở chủ yếu làm cho quy mô về doanh số và dư bảo lãnh của BIDV tăng mạnh. Điều đó cho thấy ngày càng nhiều khách hàng trên địa bàn đã tin tưởng, lựa chọn BIDV Nam Thái Nguyên là nhà tài trợ vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của mình. Tuy nhiên, do chi nhánh mới thành lập vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, thiết kế nền khách hàng nên so với các ngân hàng khác trên địa bàn và chi nhánh gốc (BIDV Thái Nguyên) thì số lượng khách hàng của chi nhánh vẫn còn khá khiêm tốn.

Ngoài yếu tố về số lượng, các đặc điểm về dân trí, thu nhập, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh.

Đặc điểm khách hàng tại chi nhánh thì chủ yếu là các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp,... nên chủ yếu có nhu cầu về các sản phẩm bảo lãnh truyền thống thông thường, không yêu cầu các sản phẩm mang tính chuyên biệt cao,... Nhưng, cùng với sự góp mặt và phát triển mạnh mẽ của tập đoàn SAMSUNG tại khu công nghiệp Yên Bình đã kéo theo việc thành lập mới nhiều doanh nghiệp phụ trợ theo hình thức liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn. Đây chính là một trong những đối tượng khách hàng doanh nghiệp mà BIDV Nam Thái Nguyên đang hướng tới và mong muốn tiếp cận được. Đến hết năm 2017, số lượng khách hàng là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại BIDV Nam Thái Nguyên là 25, trong đó có 2 doanh nghiệp có quan hệ bảo lãnh, bước đầu đã mở ra một kênh để tiếp tục mở rộng thêm vào đối tượng khách hàng này trên cơ sở BIDV sẽ phục vụ tốt để khách hàng trước sẽ giới thiệu khách hàng sau.

Nhiệm vụ đặt ra phải tiếp tục cải thiện nền khách hàng theo hướng tăng quy mô (số lượng) và cơ cấu gia tăng khách hàng có năng lực tốt về tài chính, tiền gửi, sử dụng nhiều dịch vụ, xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng đến phân khúc khách hàng FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh là yếu tố quyết định đến qui mô, hiệu quả và chất lượng hoạt động của chi nhánh.

Hiện tại BIDV Nam Thái Nguyên đang triển khai một loại hình bảo lãnh mới phù hợp với xu thế hiện nay là bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu. Với xu thế thương mại quốc tế ngày càng phát triển sản phẩm bảo lãnh này chắc chắn sẽ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại nguồn thu cho ngân hàng.

Việc nâng cấp đơn vị hành chính Thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên trong năm 2015 và cùng với sự phát triển của kinh tế địa phương, sự hoạt động mạnh mẽ của tập đoàn SAMSUNG tại khu công nghiệp Yên Bình thì trong thời gian tới chắc chắn đặc điểm về nền khách hàng của chi nhánh sẽ có nhiều thay đổi. Nhu cầu về đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh.

c) Đối thủ cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM cổ phần khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

Tại khu vực BIDV Nam Thái Nguyên đặt trụ sở chính, chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 2014 từ chỗ chỉ có một số ngân hàng như Công Thương, Nông Nghiệp, An Bình, thì đến nay đã tăng thêm nhiều ngân hàng khác: Quân đội, Shinhanbank, Techcombank, Sacombank, Seabank, Vietcombank… Ở địa bàn thị xã Phổ Yên cũng xuất hiện “phố Ngân hàng”. Điều này cho thấy sức hút của địa bàn đồng thời cũng đặt ra thách thức đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện một ngân hàng nước ngoài Shinhanbank với

nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ hơn trong việc tiếp cận các khách hàng FDI. Các NHTM cổ phần với nhiều ưu thế về dịch vụ, cơ chế linh hoạt trong giá bán các sản phẩm; Các NHTM lâu đời có sự tham gia vốn của nhà nước (Công thương, Nông nghiệp) với ưu thế là có một nền khách hàng truyền thống, ổn định, cùng đang “thi đua” tranh giành chiếc bánh thị phần khiến cho BIDV phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển.

d) Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển, tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại, Nhà nước cũng có nhiều đường lối, chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi khiến cho các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng tiếp cận vốn vay, dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng dễ dàng hơn.

Hiện tại, hệ thống BIDV Việt Nam nói chung cũng như BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng đang tích cực thực hiện các chính sách, chương trình kinh tế của Nhà nước để phát triển hoạt động của mình, đặc biệt là các chương trình ưu tiên, ưu đãi cho các đối tượng, ngành nghề.

Các chương trình ưu đãi về lãi suất, phí với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu

Các sản phẩm tài trợ doanh nghiệp theo chuỗi liên kết 4 nhà: Nhà đầu tư - Nhà thầu - Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu và Ngân hàng

Nhìn chung, tại BIDV có rất nhiều sản phẩm, gói tín dụng ra đời để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với thời gian ngắn và chi phí rẻ nhất.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, của các cơ quan ban ngành địa phương, các chính sách tín dụng, các gói sản phẩm ưu đãi dần được các doanh nghiệp hấp thu và phát huy được kết quả đáng kể, trong đó hệ thống Ngân hàng nói chung và BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng đã đóng một vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 82 - 88)