Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 115 - 116)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Trước hết Ngân hàng nhà nước cần giám sát các ngân hàng thực hiện các văn bản luật và dưới luật trong hoạt động bảo lãnh đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình cấp bảo lãnh. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các Bộ như: Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng... nhằm xây dựng các văn bản quy định các thủ tục và trình tự trong việc thực hiện các thủ tục về tài sản, đặc biệt đối với Quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản trên đất, các quy định có liên quan đến nghiệp vụ này như cầm cố, thế chấp, công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm…nhằm tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất và chặt chẽ, vừa khắc phục được những kẽ hở, hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho các bên khi tham gia giao dịch. Hiện các địa phương đang áp dụng Luật và các văn bản dưới luật không thống nhất, dẫn đến khó khăn cho người dân và không đảm bảo an toàn và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.

Về xử lý tài sản đảm bảo: hiện vẫn chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để tạo điều kiện cho Ngân hàng, các TCTD thực hiện xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tổn thất, rủi ro trong quá trình cấp bảo lãnh. Điều này khiến nhiều Ngân hàng, TCTD còn e ngại hoặc đưa ra nhiều rào cản gây khó khăn cho khách hàng tiếp cận dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, đây cũng là một nguyên nhân khiến các thủ tục ngân hàng rườm rà, phức tạp.

Về phát triển mạng lưới: căn cứ vào Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại theo đó quy định mỗi chi nhánh NHTM cấp 1 chỉ được thành lập tối đa 03 Phòng giao dịch. Đây cũng là một trở ngại đối với các chi nhánh mới thành lập như BIDV Nam Thái Nguyên trong việc phát triển mạng lưới và nền khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định linh hoạt đối với từng địa bàn, từng địa phương, không nên quy định đối với các địa phương là như nhau vì mỗi địa phương có đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý và phân bố dân cư khác nhau. Mặt khác cũng nên căn cứ vào số lượng các Chi nhánh NHTM cấp 1 trên địa bàn để đưa ra số lượng Phòng giao dịch của từng chi nhánh. Đối với Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên, kiến nghị cho phép được tăng số lượng Phòng giao dịch để phục vụ các khu công nghiệp mới như KCN Điềm Thụy, KCN Yên Bình ... và địa bàn nông thôn rộng lớn hiện vẫn chưa có sự có mặt của các NHTM, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

NHNN thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình áp dụng công nghệ hiện đại cho toàn hệ thống NHTM, phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như về nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lượng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ bắt kịp với xu hướng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)