Đánh giá chung về dịch vụ bảo lãnh của BIDV Nam Thái Nguyên qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 78 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Đánh giá chung về dịch vụ bảo lãnh của BIDV Nam Thái Nguyên qua

mô hình SWOT

Trước khi phân tích theo mô hình SWOT, chúng ta cùng xem xét (i) ý kiến các khách hàng khi đưa ra lý do lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Thái Nguyên và lý do lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng khác; (ii) đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam

Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ % ý kiến của 32 khách hàng có quan hệ bảo lãnh với BIDV Nam Thái Nguyên, trong số đó có 11 khác hàng cũng đang sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng khác.

66% 44% 19% 41% 6% 27% 55% 27% 36% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% uy tín và độ tin cậy cao chính sách khách hàng (chính sách ưu

đãi, linh hoạt, mức phí linh hoạt…) quy trình cấp bảo lãnh (hồ sơ thủ tục đơn giản..) Trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cán bộ (chất lượng tư vấn, thái độ phục vụ…) cơ sở vật chất BIDV TCTD khác

Biểu đồ 3.13. So sánh đánh giá của khách hàng về lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Thái Nguyên và TCTD khác

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra

- Đánh giá chung của khách hàng về dịch vụ bảo lãnh: 23/32 (chiếm 72%) ý kiến khách hàng cho rằng chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Thái Nguyên là tốt và rất tốt; 9/32 (chiếm 28%) khách hàng được hỏi đánh giá là bình thường. Đây là sự ghi nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo lãnh của BIDV Nam Thái Nguyên.

19% 53% 28% Rất tốt tốt bình thường

Biểu đồ 3.14. Đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Thái Nguyên

- Mô hình SWOT về dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Nam Thái Nguyên

Điểm mạnh (Strengths - S)

- Là một trong những Ngân hàng có thương hiệu mạnh, uy tín (BIDV) - Thái độ phục vụ của các cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chất lượng tư vấn tốt

Điểm yếu (Weaknesses - W)

- Là một ngân hàng mới trên địa bàn - Mạng lưới, cơ sở vật chất còn hạn chế. - Các thủ tục về thế chấp tài sản đảm bảo phức tạp

Cơ hội (Opportunities - O)

- Địa phương có nhiều tiềm năng phát triển khi tập đoàn SAMSUNG đang đẩy mạnh đầu tư khiến các doanh nghiệp tại địa phương có nhiều cơ hội kinh doanh.

Thách thức (Threats - T)

- Áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

- Yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng

- Nguy cơ phải đối mặt với rủi ro tăng cao khi quy mô tăng lên

Về điểm mạnh (Strengths): BIDV Nam Thái Nguyên là một trong các chi nhánh thuộc hệ thống BIDV Việt Nam - là doanh nghiệp đã có chiến lược phát triển thương hiệu từ nhiều năm qua. Kết quả là BIDV là một trong các thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. Với lợi thế điểm mạnh này, BIDV có điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, uy tín, sự tin cậy là vô cùng quan trọng. Do đó, mặc dù mới có mặt tại khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên, nhưng thương hiệu BIDV đã được chi nhánh khuếch trương rộng rãi và nhanh chóng, người dân trước đây chỉ biết đến Agribank, Vietinbank, nhưng nay, khi nhắc tới BIDV, khá nhiều người dân cũng như các cơ quan ban ngành, các thành phần kinh tế đã biết đến sự hiện diện của BIDV Nam Thái Nguyên tại địa bàn. Cùng với điểm mạnh về thương hiệu, một trong các điểm mạnh nổi bật của BIDV Nam Thái Nguyên là thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bài bản. Một phần do hệ thống BIDV đã gây dựng từ lâu, một phần khác quan trọng hơn là do chi nhánh luôn chú trọng công tác đào tạo cả về chuyên môn và kỹ năng của cán bộ để nâng cao chất

về quy mô và chất lượng, ban lãnh đạo BIDV đã nhận thức công tác bán hàng là quan trọng, đặt lên hàng đầu, ngoài việc xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa nền khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các điểm yếu (Weaknesses): Bên cạnh các điểm mạnh, hay lợi thế của chi nhánh, BIDV Nam Thái Nguyên cũng có những điểm yếu và hạn chế nhất định. Là một ngân hàng mới trên địa bàn, nơi đã có sự có mặt của các TCTD khác lâu đời, BIDV mất thời gian, nguồn lực đáng kể để xâm nhập thị trường. Mặt khác, do mới thành lập, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của chi nhánh còn nhiều hạn chế, trụ sở làm việc chi nhánh chỉ được sửa chữa, cải tạo từ cơ sở cũ, chưa được xây dựng mới tạo hình ảnh bề thế trong mắt khách hàng. Còn 2/3 trong số các Phòng giao dịch đều đang đi thuê nên không được tự chủ trong việc sửa chữa, cải tạo theo chuẩn của bộ nhận diện thương hiệu. Mọi sự đầu tư hay xây dựng đều phải được sự cho phép của BIDV Việt Nam, chi nhánh không thể chủ động được. Mặt khác, ra đời sau so với các ngân hàng bạn, BIDV Nam Thái Nguyên lại bị hạn chế bởi quy định về mạng lưới phòng giao dịch, máy ATM của Ngân hàng Nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển thị trường tới các khu vực có nhiều tiềm năng khai thác. Một hạn chế nữa của chi nhánh nhưng đây cũng là hạn chế của các Ngân hàng thương mại đó là thủ tục thế chấp tài sản cũng như trình tự về xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc và bất cập, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

Về cơ hội (Opportunities): đó là có sự đầu tư mạnh mẽ của tập đoàn SAMSUNG tại khu công nghiệp Yên Bình thuộc thị xã Phổ Yên với tổng số vốn đầu tư ước tính khoảng 4 tỷ USD. Sự đầu tư này đã và đang kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp vệ tinh phụ trợ cùng tham gia đầu tư vào Thái Nguyên, góp phần làm thay đổi diện mạo và hoạt động kinh tế tại khu vực phía Nam Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Thách thức (Threats):Thách thức đầu tiên mà BIDV Nam Thái Nguyên phải đối mặt đó là áp lực cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Cũng giống như BIDV, nhận thức được thị trường tiềm năng, hàng loạt các tổ chức tín dụng khác cũng bắt đầu có sự hiện diện tại địa bàn, ngoài Ngân hàng Nông nghiệp, Công thương, BIDV Nam Thái Nguyên là các Ngân hàng TMCP nhà nước thì

các NHTMCP ngoài quốc doanh như Quân đội, An Bình, Techcombank, Sacombank, Seabank, Vietcombank đã đặt trụ sở hoặc phòng giao dịch tại địa bàn Phổ Yên, ngoài ra còn có Shinhanbank là Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc) cũng đã có mặt tại khu vực. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, số lượng TCTD có hoạt động tại địa bàn tăng lên nhanh chóng. Điều này là một thách thức lớn đối với hoạt động của chi nhánh, miếng bánh thị phần sẽ được san sẻ vì mỗi Ngân hàng đều có thế mạnh riêng với chính sách và chiến lược chiếm lĩnh thị trường của mình. Một thách thức tiếp theo đó là nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho mình, do đó, Ngân hàng không ngừng phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Khi quy mô hoạt động tăng lên, đồng nghĩa với việc rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cũng nâng lên, do đó, Ngân hàng phải đối mặt với một thách thức đó là kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Vì nếu không kiểm soát được rủi ro, tổn thất lớn xảy ra có thể phá vỡ mọi hoạt động của Ngân hàng. Do đó, để phát triển bền vững thì công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động cần phải được quan tâm đúng mức.

Sau khi phân tích các yếu tố theo mô hình SWOT, vấn đề đặt ra là phải vận dụng mô hình vào công tác quản trị điều hành, mục đích nhằm phát huy các điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và ứng phó với các thách thức nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, đảm bảo phát triển bền vững đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 78 - 82)