Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh bắc kạn (Trang 60 - 80)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV Chi nhánh

Kạn giai đoạn 2014-2016

Để có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh thì bộ phận kinh doanh bán lẻ thường đánh giá qua các nhóm chỉ tiêu kinh doanh chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu về quy mô, nhóm chỉ tiêu về quản lý và nhóm chỉ tiêu về số lượng. Hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn được thể hiện tóm tắt qua bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh bán lẻ giai đoạn 2014 - 2016 (Phụ lục 04 )

Hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn trong giai đoạn 2014-2016 đã đạt được những kết quả nhất định. Quy mô bán lẻ ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, có khả năng kiểm soát. Ngoài ra hiệu quả hoạt động kinh doanh bán lẻ cũng được thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ năm sau cao hơn năm trước, các chỉ tiêu về khách hàng, số lượng thẻ, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ BSMS, Ngân hàng điện tử ngày càng tăng.

Để có cái nhìn sâu hơn về hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn thì cần phân tích theo các mảng hoạt động kinh doanh bán lẻ chính, cụ thể:

3.2.2.1. Hoạt động huy động vốn dân cư

Huy động vốn dân cư là hoạt động kinh doanh chủ đạo của mỗi ngân hàng, đây là hoạt động mang lại thu nhập cao, chắc chắn và ít rủi ro cho ngân hàng. Trong những năm qua BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn luôn chủ động tích cực trong hoạt động huy động vốn dân cư, huy động vốn dân cư tăng đều qua các năm. Kết quả được thể hiện tại bảng dưới đây:

- Tốc độ tăng huy động vốn dân cư: Năm 2014 huy động vốn dân cư của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn đạt 750,25 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng HĐV dân cư là 11% so với năm 2013. Năm 2015 huy động vốn dân cư đạt 950,30 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng này là khá cao so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2016 huy động vốn dân cư của chi nhánh tăng 276,82 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2015 và cao hơn tốc độ tăng huy động vốn dân cư trên địa bàn là 17%.

Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn dân cư BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn (2014-2016)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016

1 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 1.137,50 1.302,12 1.563,21

2 Huy động vốn dân cư cuối kỳ Tỷ đồng 750,25 950,30 1.227,12

3 Huy động vốn bình quân Tỷ đồng 1.023,25 1.162,23 1.321,01

4 Huy động vốn dân cư bình quân Tỷ đồng 721,21 895,25 1.125,23

5 Tỷ trọng HĐVDC / tổng HĐV % 65,96 72,98 78,50

6 Tổng HĐVDC toàn tỉnh Tỷ đồng 3.261,35 3.562,89 3.992,65

7 Thị phần HĐVDC của BIDV % 23 27 31%

8 Tốc độ tăng trưởng HĐVDC %

11 27 29

9 Tốc độ tăng trưởng HĐVDC toàn tỉnh %

13 9 12

10 NIM HĐV dân cư % 1,58 1,57 1,57

11 Thu nhập ròng từ HĐV dân cư Tỷ đồng 11,40 14,06 17,67

(Nguồn: Phòng QLNB BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn)

- Về tỷ trọng huy động vốn: Trong tổng huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn thì huy động vốn dân cư giữ vai trò rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn. Năm 2014 huy động vốn dân cư chỉ chiếm 65,96% trong tổng huy động vốn, nhưng trong hai năm sau đó huy động vốn dân cư đã chiếm đến 72,98% vào năm 2015, và đến năm 2016 huy động vốn dân cư đã chiếm tỷ trọng 78,5% trong tổng huy động vốn của chi nhánh.

- Về thị phần: Thị phần huy động vốn của BIDV trên địa bàn ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2014 thị phần HĐV DC của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn chỉ

chiếm 23%, đứng thứ ba trong khối các NHTM trên địa bàn, năm 2016 BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn đã vươn lên đứng vị trí thứ hai, chiếm 27% thị phần huy động vốn dân cư và năm thị phần huy động vốn dân cư của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn là 31%, đứng vị trí thứ hai.

Thị phần huy động vốn dân cư tăng đều qua các năm thể hiện sự đóng góp ngày càng quan trọng của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn trong hoạt động huy động vốn dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Biểu đồ 3.2: Thị phần huy động vốn dân cư

- Huy động vốn dân cư theo phân đoạn khách hàng

Bảng 3.4: Huy động vốn dân cư theo phân đoạn khách hàng

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 SLKH Số dư HĐV SLKH Số dư HĐV SLKH Số dư HĐV 1 KH quan trọng 86 289,45 71 350,56 74 382,68 2 KH thân thiết 268 148,56 284 166,54 352 205,36 3 KH phổ thông 21.773 312,24 24.272 433,20 26.016 639,08 Tổng cộng 22.127 750,25 24.627 950,30 26.442 1.227,12

Qua bảng thống kê huy động vốn dân cư theo phân đoạn khách hàng của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn trong giai đoạn 2014 - 2016 ta thấy:

Nhóm khách hàng có số dư huy động vốn cao (nhóm khách hàng quan trọng và khách hàng thân thiết) tính đến thời điểm 31/12/2016 chỉ chiếm 1,69% trong tổng số khách hàng cá nhân của chi nhánh nhưng dư huy động vốn lại chiếm tỷ trọng tới 47,92%, trong đó các khách hàng quan trọng có số dư huy động vốn chiếm 16,74% và các khách hàng thân thiết có dư huy động vốn chiếm 31,19%.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng KH theo phân đoạn khách hàng năm 2016

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng HĐV theo phân đoạn khách hàng năm 2016

- NIM huy động vốn dân cư của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn năm 2015 và 2016 có giảm nhẹ so với năm 2014, nguyên nhân là do sự cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn dân cư, ngân hàng phải linh hoạt trong việc áp dụng lãi suất phụ trội đối với khách hàng VIP để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên NIM trong hoạt động huy động vốn dân cư của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn vẫn cao hơn NIM huy động vốn dân cư trung bình của toàn hệ thống BIDV (1,56%). Nguyên nhân chính là do đặc thù trên địa bàn không có nhiều NHTM và chủ yếu là các NHTM có yếu tố quốc doanh, có khả năng tốt về thanh khoản nên cuộc chạy đua về lãi suất huy động không căng thẳng như các khu vực khác.

- Thu nhập từ hoạt động huy động vốn dân cư là nguồn thu chính trong thu thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn. Năm

2015 thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn dân cư đạt 14,6 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2014, chiếm 44% tổng thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của chi nhánh. Năm 2016 thu nhập ròng từ hoạt động dân cư của chi nhánh tăng 26% so với năm 2015, đạt 17,67 tỷ đồng và chiếm 47% trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của chi nhánh.

3.2.2.2. Tín dụng bán lẻ

* Hoạt động tín dụng bán lẻ theo quy mô

Bảng 3.5: Quy mô và chất lượng tín dụng bán lẻ

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 3.335,80 3.629,60 3.926,00 2 Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 625,30 675,22 753,25 Trong đó: 2.1 - TDBL ngắn hạn Tỷ đồng 402,07 404,46 412,03 2.2 - TDBL TDH Tỷ đồng 223,23 270,76 341,22 3 Tăng trưởng TDBL 3.1 - Tuyệt đối Tỷ đồng 33,84 49,92 78,03 3.2 - Tương đối % 5,72 7,98 11,56 4 Tỷ trọng TDBL/TDN % 18,75 18,60 19,19 5 Tỷ trọng DNBL TDH/TDN % 35,70 40,10 45,30 6 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ % 0 2,64 3,64 7 NIM tín dụng bán lẻ % 2,05 2,01 1,98 8 Thu nhập ròng từ TDBL Tỷ đồng 12,24 13,57 14,91 9 Số lượng KH vay KH 2.003 2.201 2.590

(Nguồn: Phòng KHCN BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn)

Qua bảng trên ta thấy dư nợ bán lẻ năm 2014 đạt 625,30 tỷ đồng, tăng 33,84 tỷ đồng (~ 5,72%) so với năm trước; năm 2015 dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn tăng 7,98% tương đương 49,92 tỷ đồng, năm 2016 tăng 11,56% (~ 78,03 tỷ đồng). Tín dụng bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp và chiếm tỷ trọng

không lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2014 tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ chiếm 18,7%, năm 2015 tỷ trọng là 18,6% và đến năm 2016 tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ bán lẻ vẫn còn thấp nhưng đã tăng lên và chiếm tỷ trọng 19,2%.

Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ giai đoạn 2014 - 2016

Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn trong dư nợ tín dụng bán lẻ tương đối cao, chiếm 35,7% trong năm 2014, đến năm 2016 tỷ trọng này là 45,3%. Điều này phù hợp với đặc thù của tín dụng bán lẻ trên địa bàn, đó là chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng như xây, sửa chữa nhà ở, mua ô tô ... của cá nhân, hộ gia đình đòi hỏi thời gian vay vốn kéo dài, trả nợ theo định kỳ.

Năm 2014 BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn không phát sinh nợ xấu trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Từ năm 2015, thực hiện chỉ đạo của BIDV về việc đánh giá, phân loại nợ đúng với thực chất trong hoạt động tín dụng, BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn đã chuyển nhóm nợ cao hơn đối với một số khách hàng có dư nợ quá hạn hoặc bị kéo nhóm nợ xấu tại chi nhánh NHTM khác.

NIM trong hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn tương đương với mức trung bình của toàn hệ thống (1,53%), nhưng năm 2016

có giảm nhẹ do BIDV đã triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Cùng với huy động vốn dân cư thì tín dụng bán lẻ cũng là một mảng kinh doanh mang lại nguồn thu chính trong thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn. Năm 2015 thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng bán lẻ đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014. Năm 2016 thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV tăng 11% so với năm 2015, đạt 11,52 tỷ đồng và chiếm 33% trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của chi nhánh.

Về thị phần tín dụng bán lẻ:

Trong các NHTM thì Agribank và BIDV luôn chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai trên địa bàn, có thị phần lớn hơn nhiều so với Vietinbank và Liên Việt Postbank do có bề dầy hoạt động trên địa bàn.

Bảng 3.6: Dư nợ tín dụng bán lẻ các NHTM trên địa bàn

Đơn vị 2014 2015 2016 TDBL % TDBL % TDBL % - BIDV 625,30 39 675,22 38 753,25 39 - Agribank 844,16 52 923,14 52 957,63 49 - Vietinbank 120,15 7 145,35 8 167,15 9 - LV Postbank 30.12 2 48,57 2 65,24 3 Tổng cộng 1.619,73 100 1.792,28 100 1.943,27 100 Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn Dư nợ bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn tăng đều qua các năm nhưng do thua kém về mạng lưới hoạt động nên dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn vẫn còn kém xa so với Agribank.

Biểu đồ 3.6. Thị phần tín dụng lẻ (2014 - 2016)

Trong những năm qua thị phần dư nợ bán lẻ của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn duy trì ở mức 38% đến 39% đây thể hiện sự cố gắng nỗ lực của BIDV trong bối cảnh cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bán lẻ trên địa bàn ngày càng gay gắt

* Tín dụng bán lẻ theo mục đích vay vốn

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu của BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn gồm: Cho vay SXKD, Cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay cầm cố GTCG, cho vay thế chấp lương. Số liệu dư nợ theo sản phẩm được thống kê tại bảng sau:

Bảng 3.7: Tín dụng bán lẻ theo danh mục sản phẩm

Sản phẩm cho vay

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015

Số lượng KH Tỷ đồng % nợ Số lượng KH Tỷ đồng % nợ Số lượng KH Tỷ đồng % nợ 1. Cho vay SXKD 95 83,69 13 125 93,87 14 168 119,40 16 2 .Cho vay HT nhà ở 302 268,88 43 342 276,84 41 367 316,37 42

3 .Cho vay mua ô tô 45 11,09 2 50 22,32 3 85 35,24 5

6. Cho vay khác 44 37,42 6 45 32,44 5 125 22,05 3

7. DNBL 2.003 625,30 100 2.201 675,22 100 2.675 753,25 100

(Nguồn: Phòng KHCN BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn)

Theo quy định của BIDV thì tỷ trọng cho vay theo sản phẩm của tín dụng bán lẻ không được vượt quá 30% không bao gồm sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở. Quy định như vậy là để phù hợp với thực tế là phần lớn khách hàng cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để xây, sửa chữa nhà ở, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở... Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn (chiếm trên 40%), đứng thứ hai là cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Do địa bàn còn nhiều khó khăn, cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh hoạt động với quy mô nhỏ, nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh không nhiều hoặc nhu cầu vay vốn không lớn vì vậy tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh bán lẻ còn thấp, tuy nhiên cũng đã có sự tăng trưởng qua các năm. Với xu hướng tiêu dùng hiện đại thì có rất nhiều gia đình có nhu cầu mua ô tô để phục vụ đi lại, vì vậy tuy tỷ trọng cho vay vẫn còn tương đối thấp nhưng đã có sự tăng trưởng nhất định.

Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng dư nợ bán lẻ theo sản phẩm

Sản phẩm cho vay lương, thấu chi có tỷ trọng cho vay thấp, trung bình chỉ chiếm 7% trong tổng dư nợ bán lẻ nhưng có số lượng khách hàng lớn nhất. Đây là sản phẩm phục vụ các khách hàng trả lương qua ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản tại BIDV, số lượng món vay nhiều nhưng dư nợ mỗi khoản vay rất nhỏ vì vậy dư nợ cho vay đối với sản phẩm này là không cao.

3.2.2.3. Sản phẩm thẻ và POS

Trong giai đoạn 2014-2016 Chi nhánh có nhiều nỗ lực trong công tác triển khai phát triển thẻ. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 3.8: Hoạt động kinh doanh thẻ

STT Chỉ tiêu ĐV tính 2014 2015 2016 1 Số lượng thẻ lũy kế

1.1 Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ 13.266 14.590 15.419

1.2 Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ 108 157 210

1.3 Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ 32 55 105

2 Số lượng thẻ tăng ròng

2.1 Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ 976 1.324 829

2.2 Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ 41 49 53

2.3 Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ 10 23 50

3 Doanh số thanh toán qua POS Tỷ đồng 0 0 1.46

4 Dư nợ thẻ tín dụng Tỷ đồng 0,08 0,12 0,24

6 Thu ròng dịch vụ thẻ Tỷ đồng 1,01 1,19 1,45

(Nguồn: Phòng KHCN - BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn)

BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn có số lượng thẻ ghi nợ nội địa tương đối nhiều, đồng thời có số lượng tăng ròng hàng năm tương đối cao. Năm 2014 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt 13.266, năm 2015 tăng ròng 1.324 thẻ đạt số lượng thẻ ghi nợ nội địa lũy kế là 14.590 thẻ. Năm 2016 số lượng thẻ

tăng ròng thấp hơn năm 2015, chỉ tăng 829 thẻ, nâng số lượng thẻ ghi nợ nội địa lên là 15.419 thẻ. Năm 2016 chi nhánh không tăng được nhiều thẻ ghi nợ nội địa là do thị trưởng thẻ ghi nợ nội địa tại Bắc Kạn đang trong giai đoạn bão hòa do không có thêm các đơn vị hay doanh nghiệp có số lượng lao động lớn. Khách hàng đang sử dụng thẻ ghi nợ nội địa chủ yếu là cán bộ công nhân viên hưởng lương qua Ngân sách nhà nước và 80% đơn vị (160/201 đơn vị) thực hiện trả lương qua BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh bắc kạn (Trang 60 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)