Giải pháp phát triển Sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh bắc kạn (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của Luận văn

4.2.5. Giải pháp phát triển Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là loại sản phẩm phi vật chất, khó có thể đánh giá chất lượng của nó qua các chỉ tiêu định lượng mà chỉ có thể được đánh giá thông qua việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tạo sự an toàn, tin tưởng, thoải mái cho khách hàng giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Để tạo sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ của mình thì Ngân hàng cần chú ý tới việc đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện.

- Chi nhánh nên xem xét đơn giản hóa thủ tục, bảo đảm phục vụ nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Để có thể làm được điều này, chi nhánh cần nhanh

chóng cải tiến hình thức phục vụ của mình. Cụ thể như trong mỗi loại hình dịch vụ, chi nhánh nên có những bản hướng dẫn, quy định cụ thể về những thủ tục cần thiết công khai cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị trước khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra chi nhánh còn phải giảm thời gian chờ của khách hàng, áp dụng kéo dài thời gian giao dịch để đáp ứng nhu cầu được phục vụ của mọi đối tượng khách hàng. Chú trọng việc tham khảo ý kiến khách hàng thông qua các đợt lấy ý kiến khách hàng hàng năm, tiếp thu ý kiến để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

- Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ bán lẻ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Đẩy mạnh dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương của cán bộ và nhân viên các đơn vị hành chính sự nghiệp và những doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn, nhằm thông qua tài khoản lương có thể cung cấp các dịch vụ tiện ích như dịch vụ thẻ, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh bắc kạn (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)