0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Năng lực quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 32 -39 )

5. Kết cấu của luận văn

1.2.8. Năng lực quản trị doanh nghiệp

Năng lực quản trị doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, thể hiện qua trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hiện việc đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp … Tất cả không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phát triển sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

- Năng lực quản trị doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp … Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia dụng từ cao su

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, để có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia dụng từ cao su cũng phải trải qua một quá trình xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược sản xuất - kinh doanh, bao gồm: chiến lược sản xuất, chiến lược nhân sự, chiến lược công nghệ, chiến lược thị trường và đặc biệt là chiến lược cạnh tranh; tạo dựng môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho việc thực

hiện các chiến lược trên.

Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia dụng từ cao su. Cụ thể, công trình của Vương Quốc Thắng với nghiên cứu: “ Hoàn thiện tiêu chí năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam”. Công trình củaVương Quốc Thắng và Vũ Trí Dũng (2010): “Làm thế nào để ngành cao su Việt Nam xây dựng được năng lực cạnh tranh bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”. Công trình của Phan Minh Hoạt, 2004): “Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp”… Theo các công trình nghiên cứu này thì các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan đến cao su cũng không khác gì so với các yếu tố được đề cập ở trên. Tuy nhiên các tác giả đã giải thích rõ hơn về cách hiểu những yếu tố đó.

Trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung đã được trình bày ở trên, tác giả đã tham khảo Luận án tiến sĩ kinh tế: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới” (Trần Thị Anh Thư, 2012), “Năng lực cạnh tranh của các Công ty Cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh” (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013); “Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam theo Mô hình kim cương, giai đoạn 2014-2020” (Vương Quốc Thắng, 2014). Đồng thời kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đề xuất các thang đo cho từng yếu tố (xem phụ lục 2). Sau đó tác giả đã thảo luận nhóm với các chuyên gia là những người làm việc và am hiểu về các sản phẩm gia dụng từ cao su (xem phụ lục 1). Sau khi nghe ý kiến chuyên gia, tác giả đã chỉnh sửa lại các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh như sau:

1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính;

3/ Trình độ trang thiết bị và công nghệ; 4/ Sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ;

6/ Giá sản phẩm;

7/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 8/ Năng lực nghiên cứu và phát triển; 9/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu; 10/ Năng lực quản trị doanh nghiệp.

Về thang đo đã điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia, cụ thể như sau:

(1) Nguồn nhân lực: Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh sẽ là một doanh nghiệp mạnh bởi yếu tố con người là quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Sức mạnh của một doanh nghiệp không chỉ tồn tại trong một số cá nhân hay một nhóm mà trong sự đoàn kết, nhất trí hết mình vì sự sống còn của doanh nghiệp nên một môi trường làm việc tốt, một tinh thần làm việc vì tập thể sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố này gồm 5 tiêu chí đánh giá như sau:

- Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng yêu cầu công việc - Lao động ở công ty được đào tạo có chuyên môn phù hợp - Lao động ở công ty có khả năng sáng tạo

- Động lực làm việc của lao động tốt

- Chính sách đánh giá và đãi ngộ lao động tốt

(2) Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện

ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản trị tài chính… doanh nghiệp. Năng lực tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là đầu vào của doanh nghiệp. Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, tác giả xây dựng 5 tiêu chí để khảo sát cho Công ty như sau:

- Công ty huy động vốn dễ dàng - Công ty có lợi nhuận như kỳ vọng - Công ty có tính thanh khoản tốt

- Công ty có tình hình tài chính lành mạnh - Quy mô vốn của Công ty.

(3) Trình độ trang thiết bị và công nghệ: Trình độ trang thiết bị và công nghệ của một doanh nghiệp là biểu hiện yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình SXKD. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loại trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nghĩa là khả năng cạnh tranh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc một cách trực tiếp và có tính chất quyết định vào các yếu tố này. Yếu tố này được đo lường bằng 5 tiêu chí sau:

- Hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại

- Quy trình vận hành và bảo dưỡng máy móc, thiết bị hợp lý - Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công việc

- Ứng dụng khoa học công nghệ mới kịp thời - Khả năng và tốc độ đổi mới tốt

(4) Sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ: là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến nhiều loại sản phẩm. Để sản phẩm được phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.Yếu tố được khảo sát với 3 biến như sau:

- Sản phẩm và dịch vụ của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã - Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Tiếp nhận, xử lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong thời gian ngắn

(5) Chất lượng sản phẩm: Là yếu tố đặt lên hàng đầu của đại bộ phận người

tiêu dùng khi chọn lựa sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng một cách tối đa thì sẽ giành được thị phần cao hơn. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính cần có của sản phẩm bao gồm cả tính kỹ thuật, tính mỹ thuật, tính kinh tế, độ tin cậy và độ an toàn. Đây là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mọi doanh nghiệp và vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là tất yếu khách quan cho bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, vì ngoài việc đạt được mục tiêu lợi nhuận thì sản phẩm chất lượng cao còn giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu khác nữa như uy tín, thương hiệu... Được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

- Công ty áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế - Sản phẩm an toàn cho người sử dụng

- Sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng cam kết

(6) Giá sản phẩm: Quy luật giá trị đã chỉ ra rằng : Với cùng một sản phẩm

có chất lượng như nhau thì nếu sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ thắng trong cạnh tranh và ngược lại thì sẽ bị thị trường đào thải. Do vậy ngoài việc nâng cao chất lượng thì doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Yếu tố giá được khảo sát qua các biến sau:

- Giá cả cạnh tranh

- Chính sách giá cho đại lý hấp dẫn và có hiệu quả - Chính sách quảng cáo, khuyến mãi cho sản phẩm tốt

(7) Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: Thương hiệu là trung tâm của chiến lược marketing. Thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại, củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp và tạo ra khách hàng trung thành. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần có ý thức xây dựng thương hiệu. Yếu tố trên được khảo sát thông qua 4 tiêu chí đánh giá sau:

- Thương hiệu Công ty được nhiều người biết đến - Nhận biết logo của công ty dễ dàng

- Thương hiệu công ty đáng tin cậy

(8) Năng lực nghiên cứu và phát triển: Năng lực nghiên cứu và phát triển

của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực, nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất. Do vậy, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh tới năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố này được đánh giá thông qua 4 tiêu chí đánh giá sau:

- Phương tiện và thiết bị dành cho nghiên cứu và phát triển tốt

- Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển đáp ứng được yêu cầu - Số lượng sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm nhiều

- Mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm đáp ứng được yêu cầu

(9) Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu: Hệ thống thông tin quản lý là hệ

thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Yếu tố này được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tốt - Bộ phận IT chuyên trách có trình độ cao - Cơ sở dữ liệu của công ty đầy đủ

- Cơ sở dữ liệu của hệ thống được cập nhật liên tục

(10) Năng lực quản trị doanh nghiệp: Năng lực quản trị doanh nghiệp còn

thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp … Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực quản trị được đo lường bằng 7 tiêu chí đánh giá sau:

- Lãnh đạo công ty có năng lực tốt - Công ty có mô hình tổ chức phù hợp - Công ty bố trí lao động hợp lý

- Công ty có chiến lược kinh doanh tốt - Công ty ra quyết định chính xác - Công ty có chính sách nhân sự tốt - Công ty có hệ thống kiểm soát hữu hiệu

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh gồm khái niệm cạnh tranh và khái niệm năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Luận văn cũng đã tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung dựa vào các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đây.

Trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các công trình nghiên cứu trước đây về thang đo, luận văn đã đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia dụng từ cao su và thang đo cho các yếu tố đó. Sau đó, tác giả luận văn đã thực hiện nghiên cứu định tính thông qua việc hỏi ý kiến của 10 chuyên gia. Trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, tác giả luận văn đã điều chỉnh lại các yếu tố và thang đo. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thang đo đã điều chỉnh là nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 32 -39 )

×