0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đánh giá thực trạng năng lực cạnhtranh của Công ty CP Cao su Kỹ Thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 50 -59 )

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng năng lực cạnhtranh của Công ty CP Cao su Kỹ Thuật

Thuật Đồng Phú

2.2.1. Nguồn nhân lực

Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú có đội ngũ chuyên viên am hiểu chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sự cạnh tranh cao. Qua hoạt động chuyên ngành, DORUFOAM ngày càng phát triển về nhân sự cũng như về chất lượng của đội ngũ kỹ sư chuyên ngành. Nhân sự hiện nay của Công ty có 100 người.

- Trên đại học: 3 người - Đại học : 24 người. - Cao đẳng : 8 người. - Trung cấp : 11 người. - Sơ cấp : 5 người.

Biểu đồ 2.1: Phân bổ lực lượng lao động

Qua đây có thể thấy được nguồn nhân lực của công ty có chất lượng khá cao. Trình độ cán bộ quản lý và kỹ thuật của công ty đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu dài tại công ty, đây là lợi thế của trong việc quản lý, điều hành thi công của công ty. Ngoài ra, công ty còn có lực lượng công nhân kỹ thuật lớn cả về số lượng và chất lượng chiếm tỷ lệ rất cao là 54%.

Về chính sách đào tạo phát triển, từ khi được thành lập, công ty đã thực hiệnnhiều chiến lược hữu hiệu nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, tập trung vào các cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề. Đến nay công ty đã có đội ngũ công nhân tay nghề cao và giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ cho công tác sản xuất của mình.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực tuy có trình độ khá nhưng do đa số được đào tạo về kỹ thuật nên còn hạn chế về kỹ năng tiếp thị và bán hàng - đây có thể xem là một điểm yếu cần cải thiện. Trong môi trường hội nhập, khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường của một doanh nghiệp sẽ dễ dàng đem lại thành công khi họ có một nguồn nhân lực thực hiện tốt công tác thị trường.

Bảng 2.1: Bảng đánh giá nguồn nhân lực của Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá DORU FOAM KYM DAN VẠN THÀNH 1. Nguồn nhân lực

1.1 Nguồn nhân lực ở công ty đáp ứng yêu cầu công việc cầu công việc

4,08 4,07 3,58

1.2 Lao động ở công ty được đào tạo có chuyên môn phù hợp chuyên môn phù hợp

3,96 4,18 3,74

1.3 Lao động ở công ty có khả năng sáng tạo tạo

3,84 3,94 3,82

1.4 Động lực làm việc của lao động 3,64 3,98 3,52 1.5 Chính sách đánh giá và đãi ngộ lao 1.5 Chính sách đánh giá và đãi ngộ lao

động

3,84 3,92 3,58

Điểm trung bình 3,87 4,02 3,65

Kết quả khảo sát

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì nguồn nhân lực của DORUFOAM nằm trên mức trung bình. So với đối thủ cạnh tranh thì cao hơn Công ty Vạn Thành nhưng thấp hơn Công ty Kymdan, cụ thể là yếu tố này của DORUFOAM ở mức khá (3,87), cao hơn đáng kể nguồn nhân lực của VẠN THÀNH (3,65) và thấp hơn KYMDAN (4,02).

Điểm mạnh:

Đối với các tiêu chí cụ thể thì có một số tiêu chí của DORUFOAM khá mạnh so với các đối thủ. Nguồn nhân lực của Công ty đáp ứng được yêu cầu công việc (4,08> 4,07> 3,58) tuy nhiên chỉ vượt trội so với Vạn Thành và hơn Kymdan không nhiều. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của Công ty có trình độ khá.

Điểm yếu:

Vẫn có nhiều tiêu chí của DORUFOAM còn yếu so với các đối thủ. Lao động ở Công ty được đào tạo có chuyên môn chưa phù hợp (3,96 < 4,18 của Kymdan). Lao động của công ty được tuyển dụng từ nhiều nguồn, việc bố trí lao động còn chưa hợp lý dẫn đến chuyên môn của lao động chưa được phát huy.

hình phát triển không tốt dẫn đến động lực làm việc của lao động đã giảm sút. Chính sách đánh giá lao động chưa hợp lý và chế độ đãi ngộ lao động không còn tốt như trước dẫn đến thua sút đối thủ (3,84 < 3,92 của Kymdan).

Lao động ở DORUFOAM cũng có khả năng sáng tạo gần như bằng với các đối thủ (3,84 > 3,58). Điều này thực ra do các đối thủ cạnh tranh có sự chuyên môn hóa cao hơn, hạn chế khả năng sáng tạo.

2.2.2. Năng lực tài chính

Tình hình tài chính là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Do phải đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được liên tục nên đòi hỏi công ty phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế để đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo chất lượng, từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của công ty.

Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể qua bảng cân đối kế toán các năm như bảng dưới đây. Ta thấy:

- Quy mô tài chính của công ty năm 2014 tăng so với 2013 và nhưng đến năm 2015 lại giảm, cụ thể năm 2015 so với năm 2014 có giá trị tuyệt đối giảm là 16,464 tỷ đồng (giảm 2,65%), còn so với năm 2013 thì tăng 125,813 tỷ đồng (tăng 26,31%). Đến năm 2016 quy mô tài chính giảm so với năm 2015 là 102,577 tỷ đồng (giảm 16,98%).

-Tài sản cố định năm 2015 giảm so với năm 2014 là 4,094 tỷ đồng (giảm 10,01%), so với năm 2013 tăng 14,383 tỷ đồng (tăng 64,09%), trong năm 2014- 2015 Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hơn tạo điều kiện sản xuất và chất lượng cao hơn. Năm 2016 tài sản cố định tiếp tục giảm, so với năm 2015 là giảm 3,355 tỷ (giảm 9,11%).

Về nguồn vốn:

-Nợ phải trả năm 2015 giảm 86.281 tỷ đồng (giảm 24,03%) so với năm 2014 và tăng 1,438 tỷ đồng (tăng 0,53%) so với năm 2013. Năm 2016 nợ phải trả giảm 2,952 tỷ (giảm 1,08%) so với năm 2014.

năm 2014 và tăng 124.375 tỷ đồng (tăng 60,15%) so với năm 2013, nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối đem lại. Năm 2016 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 99,624 tỷ (giảm 30,08%) so với năm 2015, nguồn vốn giảm do giảm lợi nhuận chưa phân phối.

Bảng 2.2: Cân đối kế toán của công ty từ năm 2013-2016

Đơn vị tính: ngàn đồng

Stt Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 446.387.907 578.450.265 539.471.915 430.167.164

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 230.174.182 359.272.621 360.157.224 212.602.764

III Các khoản phải thu ngắn

hạn 149.137.175 152.775.684 77.578.969 164.385.748

IV Hàng tồn kho 62.621.911 61.481.742 82.448.164 38.251.811

V Tài sản ngắn hạn khác 4.454.638 4.920.216 19.287.556 14.926.840

B TÀI SẢN DÀI HẠN 31.782.607 41.997.804 64.512.003 71.239.504

I Các khoản phải thu dài hạn 9.340.859 1.078.582 27.687.180 37.769.683

II Tài sản cố định 22.441.747 40.919.222 36.824.823 33.469.821 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 478.170.515 620.448.070 603.983.918 501.406.669 NGUỒN VÔN A NỢ PHẢI TRẢ 271.384.714 359.104.395 272.822.749 269.869.946 I Nợ ngắn hạn 261.733.777 355.065.034 271.325.973 268.373.169 II Nợ dài hạn 9.650.937.638 4.039.360.107 1.496.776.763 1.496.776.763 B VÔN CHỦ SỞ HỮU 206.785.800 261.343.675 331.161.168 231.536.723 I Vốn chủ sở hữu 203.832.601 258.390.476 328.207.969 228.583.525

II Nguồn kinh phí và quỹ

khác 2.953.198 2.953.198 2.953.198 2.953.198

TỔNG CỘNG

NGUỒN VÔN 478.170.515 620.448.070 603.983.918 501.406.669

Về các chỉ tiêu tài chính:

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu năng lực tài chính của công ty từ năm 2013 - 2016

Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng nợ/ tổng tài sản 0,57 0,58 0,45 0,54

2 Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu 1,31 1,37 0,82 1,17

3 Khả năng thanh toán hiện hành 1,71 1,63 1,99 1,60 4 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu 18,2% 14,7% 16,5% 16,1%

5 ROA 20,0% 16,9% 11,9% 14,6%

6 ROE 46,2% 40,0% 21,8% 31,7%

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2013 - năm 2016 của DORUFOAM)

Theo số liệu trong bảng trên, ta thấy các chỉ số: các chỉ số tài chính của công ty cũng tương đối tốt.

-Về nợ phải trả: với chỉ số nợ ổn định qua các năm ở khoảng 0,45 - 0,58 thể hiện khả năng trả nợ của công ty vẫn đảm bảo, và đang ở mức trung bình. Tỷ số này cho biết có khoảng 50% tài sản của công ty là từ đi vay. Công ty biết khai thác đòn bẩy tài chính, tuy nhiên mức độ rủi ro cũng cao hơn.

- Tỷ lệ vốn vay / vốn chủ sở hữu: Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số này trong năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1,3 nhưng sang đến năm 2015 đã giảm xuống 0,82 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã được cải thiện. 1 đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra đã đảm bào cho 0,82 đồng vốn đi vay. Tuy nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ này lại tăng lên 1,17 cho thấy công ty đã phải sử dụng vốn vay nhiều hơn.

- Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm là lần lượt là 1,71 - 1,63 - 1,99 - 1,60. Đến năm 2015, 1 đồng nợ đã được công

ty đảm bảo bằng 1,99 đồng, đã cải thiện được khả năng thanh toán. Tuy nhiên đến năm 2016, 1 đồng nợ chỉ còn được đảm bảo bằng 1,60 đồng.

- Lợi nhuận sau thuế / tổng doanh thu năm 2013 là 18,2% đến năm 2014 giảm còn 14,7% nhưng đã tăng lại lên 16,5% trong năm 2015, trong năm 2016 giảm còn 16,1 %. Hệ số này biến động không đáng kể qua các thời kỳ.

- Tỷ số ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) giảm dần qua các năm 2013-2015 lần lượt là 20% - 16,9% - 11,9% và tăng lại lên 14,6% năm 2016. Nó thể hiện khả năng sinh lợi trên một đồng tài sản đã bị suy giảm từ 2013 đến 2015, có dấu hiệu khởi sắc lại năm 2016.

- Tỷ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) giảm dần qua các năm 2013-2015 lần lượt là 46,2% - 40% - 21,8% và tăng lại 31,7% năm 2016. Nó thể hiện khả năng sinh lợi trên một đồng vốn chủ sở hữu cũng đã bị suy giảm từ 2013 đến 2015, đã tăng trở lại năm 2016.

Như vậy, có thể thấy công ty liên tục có lãi từ năm 2011 đến năm 2014, với các chỉ số tài chính ở mức tương đối tốt đã thể hiện nguồn tài chính của công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên các chỉ số ROA và ROE giảm dần liên tục cho thấy mức độ hiệu quả trong khả năng sinh lợi đã giảm dần do mức độ cạnh tranh ngày càng tăng.

Kết quả khảo sát

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì năng lực tài chính của DORUFOAM nằm trên mức trung bình. So với đối thủ cạnh tranh thì cao hơn Công ty Vạn Thànhnhưng thấp hơn Công ty Kymdan, cụ thể là yếu tố này của DORUFOAMở mức khá (3,99), cao hơn đáng kể năng lực tài chính của Công ty Vạn Thành(3,14) và thấp hơn Công ty Kymdan (4,25).

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát năng lực tài chính Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá DORU FOAM KYM DAN VẠN THÀNH 2. Năng lực tài chính 2.1 Công ty huy động vốn dễ dàng 4,6 4,52 3,02

2.2 Công ty có lợi nhuận như kỳ vọng 3,82 4,42 3,98 2.3 Công ty có tính thanh khoản tốt 3,62 3,88 3,12 2.3 Công ty có tính thanh khoản tốt 3,62 3,88 3,12 2.4 Công ty có tình hình tài chính lành

mạnh 3,98 4,14 2,52

2.5 Quy mô vốn của Công ty 4,04 4,28 3,08

Điểm trung bình 4,01 4,25 3,14

Điểm mạnh

Do có lợi thế là Công ty con thuộc của Tập đoàn Công nghệ Cao su Việt Nam nên và là Công ty cổ phần nên có huy động vốn nhanh hơn Công ty thuộc gia đình như Kymdan hay TNHH như Vạn Thành.

Điểm yếu

Về lợi nhuận của Công ty hiện nay đã sụt giảm đáng kể, yếu hơn hẳn các đối thủ do chi phí trong doanh nghiệp còn cao (3,82 < 3,98 của Vạn Thành, < 4,42 của Kymdan).

Tính thanh khoản của Công ty cũng chưa tốt (3,62 < 3,88 của Kymdan). Đối với chuyên ngành này thì tồn kho luôn chiếm số lượng lớn, tuy nhiên Công ty cũng cần phải cải thiện để tính thanh khoản được tốt hơn.

so với Vạn Thành (3,98 > 2,52) tuy nhiên cònkém so với Kymdan (3,98 < 4,14). 2.2.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ

Với sự lớn mạnh không ngừng, hoạt động ngày càng rộng nên công ty đã và đang đầu tư, cải tiến nhiều máy móc thiết bị để phục vụ và mở rộng dây chuyền sản xuất.

Kết quả khảo sát

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát trình độ trang thiết bị và công nghệ Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá DORU FOAM KYM DAN VẠN THÀNH 3. Trình độ trang thiết bị và công

nghệ

3.1 Hệ thống trang thiết bị và công nghệ

hiện đại 4,58 4,48 3,48

3.2 Quy trình vận hành và bảo dưỡng

máy móc, thiết bị hợp lý 4,48 4,52 3,72

3.3 Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu

công việc 4,22 4,38 3,62

3.4 Ứng dụng khoa học công nghệ mới

kịp thời 4,22 4,32 3,36

3.5 Khả năng và tốc độ đổi mới 4,38 4,02 3,26

Điểm trung bình 4,38 4,34 3,49

Theo thống kê từ kết quả khảo sát thì trình độ trang thiết bị và công nghệ của DORUFOAM nằm ở mức mạnh. So với đối thủ cạnh tranh thì cao hơn cả hai đối thủ cạnh tranh, cụ thể là yếu tố này của DORUFOAM ở mức cao (4,38), cao hơn đáng kể trình độ trang thiết bị và công nghệ của Công ty Vạn Thành (3,49) và cao

hơn Công ty Kymdan một chút (4,34).

Điểm mạnh

Hệ thống trang thiết bị và công nghệ của Công ty được đánh giá cao nhất (4,58 > 4,48 > 3,48), tuy nhiên chỉ vượt trội so với Vạn Thành còn mạnh hơn Kymdan không nhiều. Do các máy móc thiết bị chủ yếu được mua từ các nhà cung cấp ở nước ngoài, và là công ty đầu tiên của Tập đoàn sản xuất ngành hàng nệm gối nên công ty luôn chú trọng đầu tư máy móc thiết bị tốt nhất.

Khả năng và tốc độ đổi mới cũng là điểm mạnh của DORUFOAM (4,38 > 4,02 > 3,26). Công ty không chỉ sở hữu hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại mà còn có khả năng đổi mới và tốc độ đổi mới nhanh chóng, luôn có khả năng cập nhật công nghệ hiện đại.

Điểm yếu

Về tổng thể thì yếu tố trình độ trang thiết bị và công nghệ của Công ty được đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên về từng tiêu chí cụ thể thì vẫn có một vài tiêu chí còn yếu hơn đối thủ.

Quy trình vận hành và bảo dưỡng máy móc, thiết bị tuy cũng ở mức tốt nhưng chưa được đánh giá cao bằng Kymdan (4,48 < 4,52 của Kymdan). Công ty cần cải tiến quy trình vận hành và bảo dưỡng để phát huy hiệu quả của máy móc thiết bị.

Cơ sở vật chất tuy đáp ứng khá tốt nhu cầu công việc nhưng còn thua kém Kymdan (4,22 < 4,38 của Kymdan). Cơ sở vật chất làm việc còn chưa tối ưu, gò bó và chưa thúc đẩy được sự sáng tạo của nhân viên.

Khả năng và tốc độ đổi mới là điểm mạnh so với các đối thủ nhưng việc ứng dụng khoa học công nghệ mới còn chưa kịp thời (4,22 < 4,32 của Kymdan). Bộ phận kỹ thuật của Công ty cần phải nhanh nhạy trong việc lựa chọn và ứng dụng khoa học công nghệ mới kịp thời hơn, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 50 -59 )

×