Giải pháp về năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cao su kỹ thuật đồng phú (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Giải pháp về năng lực tài chính

Căn cứ đề xuất giải pháp

Như đã phân tích ở chương 2, năng lực tài chính của Công ty hiện nay chưa mang tính cạnh tranh cao khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh, cần có giải pháp khắc phục và cải thiện.

Nội dung giải pháp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng cách: Phân loại, đánh giá lại tài sản; Đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của công ty, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng; Phân cấp quản lý tài sản cố định trong công ty; Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao phù hợp.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua việc: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động; Khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hợp lý và linh hoạt; Tăng cường quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa vốn bị chiếm dụng; Sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi; Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho; Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh luân chuyển vốn lưu động; Có biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Chủ động thu hồi dứt điểm công nợ để tăng tính thanh khoản. Điều chỉnh quy trình thanh quyết toán cho hợp lý, đảm bảo thực hiện đúng việc thanh toán theo hợp đồng. Có thể đàm phán, thương lượng cho đến khởi kiện tùy thuộc tình hình.

Bán các khoản nợ khó đòi cho các công ty mua bán nợ. Khi bán nợ thì công ty sẽ phải chịu thiệt hại nhưng về tổng thể thì vẫn có lợi trong việc góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính đồng thời cũng thu được một số vốn.

Khai thác tối đa vốn chủ sở hữu bằng cách: Bổ sung lợi nhuận vào vốn, phát hành cổ phiếu thêm để tăng vốn. Tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế: Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty đảm bảo đôi bên cùng có lợi với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và nhỏ hơn lãi vay ngân hàng; Duy trì và mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng; Tăng cường tín dụng thương mại.

phí quản lý, chi phí vật liệu đầu vào, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Tổ chức SXKD, xây dựng hợp lý để cắt giảm chi phí, hạ thấp giá thành giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Từ đó cải thiện được ROA và ROE.

Hiệu quả dự kiến

- Công ty tiếp tục làm ăn có lợi nhuận, đồng thời tăng hiệu quả sinh lời qua việc cải thiện được ROA và ROE.

- Vốn lưu động và vốn cố định được sử dụng hiệu quả.

- Công nợ được thu hồi nhiều hơn, tăng tính thanh khoản. Bán dứt được các khoản nợ khó đòi.

- Vốn được huy động tối đa từ nhiều nguồn.

- Lành mạnh hóa tài chính, cắt giảm được nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cao su kỹ thuật đồng phú (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)