5. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2013 -2016
Đơn vị tính: ngàn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 525.626.905 711.319.480 437.681.848 454.318.776 2
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 525.626.905 711.319.480 437.681.848 454.318.776 3 Giá vốn hàng bán 361.226.538 520.099.514 307.003.363 311.554.097 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 164.400.366 191.219.966 130.678.485 142.764.678
5 Doanh thu hoạt động
tài chính 24.947.849 36.806.131 27.130.041 10.550.101 6 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
63.148.709 89.787.738 58.325.337 59.914.305 7 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 126.199.507 138.238.359 99.483.189 93.400.474 8 Thu nhập khác 5.530.653 4.997.557 8.574.348 2.426.101 9 Chi phí khác 4.166.903 3.368.452 11.849.065 1.777.628
10 Lợi nhuận khác 1.363.749 1.629.105 -3.274.716 648.473 11 Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 127.563.257 139.867.464 96.208.472 94.048.948 12 Chi phí thuế TNDN
hiện hành 31.990.710 35.225.046 24.053.368 20.690.768 13 Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 95.572.546 104.642.418 72.155.104 73.358.179
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công Ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú từ năm 2013 - 2016)
Trong 4 năm trở lại đây, doanh thu của công ty có những sự tăng trưởng đều đặn, với đỉnh cao là năm 2013 với doanh thu 711 tỷ đồng, tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt, doanh thu năm 2015 đã sụt giảm đáng kể chỉ còn 437 tỷ đồng.
Doanh thu tỷ đồng
Hình 2.1: Doanh thu qua từng thời kỳ từ 2013 – 2016 của Công ty Cp Cao su Kỹ thuật Đồng Phú
2.1.6. Thiết kế nghiên cứu và thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của
Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú
2.1.6.1. Thiết kế nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
Hệ thống cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú:
- Khảo sát về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú.
- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
Đề xuất giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
2.1.6.2. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty a. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất các sản phẩm nệm gối từ cao su thiên nhiên. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh chủ yếu có thể nói đến đó là Công ty Cổ phần Cao su Sài Gòn - Kymdan và Công Ty TNHH Nệm Vạn
Thành.
Cả hai đối thủ này đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hàng tiêu dùng và các công ty này cũng đã nhanh chóng tham gia vào và nổi lên thành những đối thủ cạnh tranh khá mạnh với những lợi thế của mình.
Công ty Cổ Phần Cao Su Sài Gòn - KYMDAN
Tên gọi tắt: Công ty KYMDAN
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0301 666 989 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 05 tháng 03 năm 1999.
Địa chỉ: 28 Bình Thới, Phường 14, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.28) 38619999, 38657158
Fax: (+84.28) 38657419, 39748376
Mã số thuế: 0301666989
Công ty KYMDAN là Doanh nghiệp tư nhân (ngoài quốc doanh), cổ phần
hóa năm 1999 theo hình thức công ty gia đình. Công ty KYMDAN không thuộc loại công ty cổ phần đại chúng (dưới 100 cổ đông theo pháp luật Việt Nam), không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cũng không tham gia bất kỳ hình thức giao dịch nào trên sàn OTC.
Công ty KYMDAN có nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (rộng 108.163 m²), 02 xí nghiệp trực thuộc (Xí nghiệp may xuất khẩu, Xí nghiệp sản xuất hàng nội thất), 02 công ty KYMDAN ở nước ngoài, 04 chi nhánh quản lý hệ thống phân phối các khu vực trong nước, hơn 500 cửa hàng - chi nhánh và đại lý trong và ngoài nước. KYMDAN đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
CÔNG TY TNHH NỆM VẠN THÀNH
Địa chỉ: Số 9 Bùi Cẩm Hổ - Phường Tân Thới Hòa – Quận Tân Phú - TP.
Hồ Chí Minh - Việt Nam.
Điện thoại: (+84. 8) 39618888 - 37909999
Mã số thuế: 0301435068
Với ba nhà máy và trên 43 chi nhánh trải khắp trên toàn quốc. Công ty chúng tôi chuyên sản xuất các chủng loai : Nệm gối cao su thiên nhiên, nệm – giường lò
xo các loại, nệm mousse , nệm gòn ép, chăn drap và các loại mousse phục vụ công nghiệp.
Tất cả quá trình sản xuất đều quản lý nghiêm ngặt tuân theo Tiêu Chuẩn Quản Lý Chất Lượng Quốc Tế ISO 9001-2008. Giấy Phép đạt TCNK Hoa Ký do Hiệp Hội Hàng Gia Dụng của Tiểu Bang California cấp Số: IMP 138942. Các sản phẩm cao su Queen Latex đạt chuẩn LGA Châu Âu 33003.5& DIN EN 1957:2003-01 về khả năng đàn hồi & độ bền vật lý đăc trưng.
b. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh
Trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung đã được trình bày ở trên, tác giả đã tham khảo Luận án tiến sĩ kinh tế: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới” (Trần Thị Anh Thư, 2012), “Năng lực cạnh tranh của các Công ty Cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh” (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013); “Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam theo Mô hình kim cương, giai đoạn 2014-2020” (Vương Quốc Thắng, 2014). Đồng thời kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đề xuất các thang đo cho từng yếu tố (xem phụ lục 2). Sau đó tác giả đã thảo luận nhóm với các chuyên gia là những người làm việc và am hiểu về các sản phẩm gia dụng từ cao su (xem phụ lục 1). Sau khi nghe ý kiến chuyên gia, tác giả đã chỉnh sửa lại các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh như sau:
1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính;
3/ Trình độ trang thiết bị và công nghệ; 4/ Sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ;
5/ Chất lượng sản phẩm, chương trình khuyến mãi, bảo hành; 6/ Giá sản phẩm;
7/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 8/ Năng lực nghiên cứu và phát triển; 9/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu;
10/ Năng lực quản trị doanh nghiệp.
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia, tác giả xác định được 42 biến quan sát. Trong đó, tác giả thiết lập một bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia với 30 biến quan sát (Phụ lục 3) và một bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến khách hàng với 12 biến quan sát (Phụ lục 4). Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng yếu tố cấu thành theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).
c. Xác định mẫu nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) trong bài nghiên cứu. Chọn kích thước mẫu tối thiểu cần 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng - tiêu chuẩn 5:1 (Bollen, 1989).
Với kích thước mẫu theo tiêu chuẩn 5:1, đối với bảng câu hỏi dành cho khách hàng cần ít nhất là 60 mẫu (bảng câu hỏi có 12 biến quan sát). Tuy nhiên để đạt được độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong bài nghiên cứu được chọn là 70 mẫu và tỷ lệ hồi đáp ước tính là 90%.
Bảng câu hỏi được phân chia để khảo sát 02 nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tượng chuyên gia: bao gồm các cán bộ quản lý thuộc các sở ban ngành trực tiếp quản và cán bộ quản lý cấp trưởng phó các phòng ban của Công ty, với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: 1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính; 3/ Trình độ trang thiết bị và công nghệ; 4/ Năng lực nghiên cứu và phát triển; 5/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu; 6/ Năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Nhóm đối tượng khách hàng: bao gồm các Nhà phân phối, Đại lý với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: 1/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; 2/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 3/ Năng lực cạnh tranh của chất lượng sản phẩm; 4/ Giá sản phẩm.
d. Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết quả khảo sát được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Giá trị trung bình của 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sau khi xác định sẽ giúp được cái nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của DORUFOAM và so sánh với giá trị trung bình của các doanh nghiệp đối thủ để so sánh sức mạnh cạnh tranh
của DORUFOAM so với từng doanh nghiệp đối thủ.
Các giá trị trung bình được tính toán, và dựa trên thang đo Likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của DORUFOAM theo từng cấp độ:
- Rất yếu: điểm trung bình < 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60
- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00