0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Định hướng phát triển của Ngành Cao su ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 81 -82 )

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngành Cao su ViệtNam

Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, năng lực cạnh tranh được nâng lên một cách bền vững định hướng phát triển của ngành cao su và như sau:

- Là doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận. Bên cạnh đó, phải tích cực góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thể hiện được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. - Phát huy tiềm năng đất đai, lao động, thị trường tiêu thụ, vốn của doanh nghiệp và trong nhân dân để thúc đẩy ngành cao su, nói chung và Công ty cao su Đồng Phú, nói riêng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà.

- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia trồng cao su, trong đó lấy quốc doanh làm chủ đạo; kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng; góp phần làm trong sạch môi trường sinh thái.

- Sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường theo phương châm đa phương hóa thị trường, coi việc duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước là điều kiện sống còn của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm chủng loại SVR 3L, tăng các loại SVR CV50, 60 và mủ latex; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương tiện quản lý tiên tiến để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những bộ giống mới để nâng cao năng suất vườn cây, chất lượng sản phẩm nhằm tiến tới chiếm giữ lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

- Mở rộng diện tích để Việt Nam có thể đạt sản lượng 1 triệu tấn cao su trước năm 2017 là cần thiết, nhưng đó là chiến lược lâu dài, bởi dù với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thì thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su cũng phải kéo dài tới 5 năm. Nghĩa là, nếu định hình được 1 triệu ha cao su vào năm 2017 thì đến năm 2020 chúng ta mới có thể khai thác hết diện tích đã trồng. Như vậy, để tăng sản lượng trong những năm trước mắt, giải pháp duy nhất là đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao năng lực quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ (Trang 81 -82 )

×