1. Bối cảnh nghiên cứu:
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Đầu tiên là nghiên cứu của Yang Qi (2010) về tác động của quá trình dự toán ngân sách đến hiệu quả của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, Yang Qui (2010) đƣa 7 yếu tố đầu vào chính liên quan đến quá trình DTNS tác động đến hiệu quả của DN: (1) Hoạch định ngân sách, (2) Mục tiêu ngân sách rõ ràng và mục tiêu ngân sách khó khăn, (3) Sự phức tạp trong ngân sách (Công nghệ và mô hình dƣợc sử dụng trong ngân sách), (4) Kiểm soát quá trình ngân sách, (5) Sự tham gia vào ngân sách, (6) Quy mô DN và (7) Loại hình DN. Nghiên cứu của Yang Qui đã chỉ ra đƣợc rằng: Thứ nhất: Các doanh nghiệp lập DTNS chính thức đạt doanh thu bán hàng cao hơn, phát hiện này khẳng định nghiên cứu trƣớc tiến hành bởi Wijewardena & De Zoysa năm 2001; Thứ hai: Mục tiêu ngân sách rõ ràng ảnh hƣởng đến việc thực hiện ngân sách của các DNNVV. Điều
22
này kết luận cho chúng ta biết rằng các mục tiêu ngân sách rõ ràng dẫn đến thành tựu mục tiêu cao hơn, tăng động lực của nhân viên để đạt đƣợc tiêu chuẩn ngân sách. Hơn nữa, việc tìm thấy khó khăn trong mục tiêu ngân sách cũng dẫn đến cải thiện các hoạt động doanh nghiệp; Thứ ba: kết quả cũng cho thấy rằng việc kiểm soát ngân sách một cách chặt chẽ có xu hƣớng dẫn đến tốc độ tăng trƣởng cao hơn lợi nhuận của DN.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhƣ sau: Thứ nhất: phạm vi nghiên cứu giới hạn bởi kích thƣớc mẫu và độ bao phủ công nghiệp. Do thời gian hạn chế nghiên cứu này sử dụng một cuộc khảo sát với 75 doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp có từ một ngành công nghiệp, so với nghiên cứu định lƣợng khác, mẫu là nhỏ; Hạn chế thứ hai của nghiên cứu này liên quan đến bản chất của dữ liệu câu hỏi tự báo cáo. Thornton (1968) lập luận rằng biện pháp tự báo cáo hiệu suất có thể bị sai lệch khoan hồng; Một hạn chế của nghiên cứu này là tác giả không giải quyết đầy đủ các tác động về quá trình ngân sách trên tất cả các chỉ tiêu. Nghiên cứu hiện nay chỉ kiểm tra xem quá trình ngân sách tác động đến hiệu quả quản lý. Đây cũng chính là những cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo thực hiện.
Thứ hai, nghiên cứu của Beatrice Njeru Warue & Thuo Vivian Wanjira - International Journal of Information Technology and Business Management - ISSN 2304-0777, 29th Septemper 2013. Vol 17. No 1 - www.jitbm.com. Tạm dịch là “Đánh giá quy trình lập ngân sách của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại trung tâm thƣơng mại Nairobi: Trƣờng hợp ngành công nghiệp khách sạn” đăng trên bài báo quốc tế Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh - ISSN 2304-0777, ngày 29 tháng 9 năm 2013, Quyển 17 số 1. Các tác giả dƣa ra 05 yếu tố ảnh hƣởng đến dự toán ngân sách là Sự tham gia của ngƣời lao động, Quy mô doanh nghiệp, Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp, Trình độ và kỹ năng của nhà quản trị, Hệ thống máy tính kế toán. Kết quả chỉ ra rằng sự tham gia của ngƣời lao động là tích cực và đáng kể đến lập ngân sách. Điều này phù hợp với các nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Poon (2001) [37], McLaney & Atrill (1999) [38] và Chalos & Poon (2000) [39], nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc quá trình lập ngân sách chịu ảnh hƣởng bởi ngƣời lao động. Điều
23
này ngụ ý rằng nếu ngƣời lao động đƣợc tham gia vào quá trình lập ngân sách thì hiệu suất đƣợc tăng cƣờng trong các DNNVV; Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô doanh nghiệp là tích cực và liên quan đáng kể vào quá trình lập ngân sách. Điều này cũng đồng quan điểm với những phát hiện của Merchant (1981), Joshi et al., (2003) và Krasauskaite (2011), ngƣời khẳng định rằng quy mô doanh nghiệp làm cho quá trình lập ngân sách bị ảnh hƣởng. Nó cho thấy rằng một sự phát triển tích cực của quy mô doanh nghiệp dẫn đến tốt hơn quá trình lập ngân sách và hoạt động của công ty; Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra đƣợc sự tích cực và có ý nghĩa tƣơng quan giữa cấu trúc sở hữu doanh nghiệp và dự toán ngân sách đã đƣợc xác nhận, nghiên cứu của Paola D et al., (1999) và Mahmood (2008) cũng phát hiện ra rằng cấu trúc sở hữu doanh nghiệp ảnh hƣởng đến thủ tục lập ngân sách nhƣ thế nào. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có định nghĩa rõ ràng về vai trò của các chủ sở hữu trong quá trình lập ngân sách; Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy Trình độ và kỹ năng của nhà quản trị tác động tích cực và đáng kể liên quan đến lập ngân sách. Điều này đồng tình với kết quả của Obokoh (2008), [40] Bowen et al., (2009) [41] và Chidi & Shadare (2011) [42] đã tìm thấy rằng trình độ và kỹ năng của nhà quản trị đã liên quan đến ngân sách có hiệu lực về quá trình lập ngân sách; Cuối cùng, hệ thống kế toán bằng máy vi tính tác động tích cực đáng kể liên quan đến quá trình lập ngân sách, quá trình lập ngân sách sẽ có hiệu quả hơn bằng cách tin học hóa hệ thống kế toán trong các DNNVV. Nghiên cứu này cũng đồng ý với phát hiện của Paola D et al., (1999) [43], Diamond & Khemani (2006) [44] và Breen et al., (2009) [45]đến việc xác định tin học ảnh hƣởng đến lập ngân sách. Nhìn chung, các yếu tố đƣợc nghiên cứu đóng góp đáng kể vào quá trình lập ngân sách và hiệu suất chung của DNNVV. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến cáo sự tham gia của ngƣời lao động ở tất cả các cấp ngân sách, tách quyền sở hữu từ các vấn đề quản lý và cải tiến liên tục các kỹ năng quản lý. Cần ƣu tiên đầu tƣ máy móc thiết bị, công nghệ thông tin trong các DNNVV.
Thứ ba. nghiên cứu của Dušan Banovíc (2005) về tiến trình và đánh giá ƣớc lƣợng việc thực hiện dự toán ngân sách hiện nay. Trong nghiên cứu này, Dušan
24
Banovíc (2005) đã trình bày 7 yếu tố chính liên quan đến dự toán ngân sách: (1) Môi trƣờng hoạt động, (2) Công nghệ, (3) Cơ cấu tổ chức, (4) Quy mô DN, (5) Chiến lƣợc của DN và (6) Văn hóa DN.