1. Bối cảnh nghiên cứu:
2.2.2 Phân loại dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là một công cụ quản lý rất hữu ích, tuy nhiên để phát huy đƣợc tính hữu ích của công cụ quản lý này đòi hỏi nhà quản trị phải có sự am hiểu các loại dự toán để có thể ứng dụng một cách thích hợp nhất vào việc quản lý DN trong từng thời kỳ. Tùy thuộc vào tiêu thức phân loại sẽ có những loại dự toán sau:
Phân loại dự toán theo thời gian, gồm dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn (Huỳnh Đức Lộng, 2013)
Dự toán ngắn hạn: là dự toán phản ánh kế hoạch kinh doanh và kết quả dự
tính của một tổ chức trong một kỳ kế hoạch. Kỳ kế hoạch này có thể là một năm hay dƣới một năm và thƣờng trùng với kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dự toán này thƣờng liên quan đến việc mua hàng, bán hàng, doanh thu, chi phí, bao nhiêu sản phẩm sẽ đƣợc tiêu thụ, các khoản tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ dự toán. Dự toán này đƣợc lập hàng năm, trƣớc khi kết thúc niên độ kế toán nhằm hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo.
Dự toán dài hạn: là dự toán đƣợc lập cho một khoảng thời gian dài, thƣờng
là từ một năm trở lên, có thể là 2, 5 hay 10 năm. Dự toán này thƣờng liên quan đến việc mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xƣởng, kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển hay một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. Đây là việc sắp xếp các nguồn lực để thu lợi nhuận dự kiến trong thời gian dài. Đặc điểm của loại dự toán này là
9
rủi ro cao, thời gian từ lúc đƣa vốn vào hoạt động đến lúc thu đƣợc lợi nhuận tƣơng đối dài. Dự toán này khuyến khích các nhà quản lý chủ yếu sử dụng kiến thức chuyên môn để phán đoán các sự kiện xảy ra trong tƣơng lai.
Phân loại dự toán theo phƣơng pháp lập sẽ có dự toán cố định và dự toán linh hoạt. (Huỳnh Đức Lộng, 2013)
Dự toán cố định: Là dự toán với các số liệu cố định, ứng với một mức doanh thu
dự kiến cho trƣớc. Dự toán cố định sẽ không có sự thay đổi hay điều chỉnh bất kể sự thay đổi của điều kiện dự toán. Dự toán này phù hợp với DN có hoạt động kinh tế ổn định. Tuy nhiên, nếu dùng dự toán này để đánh giá thành quả kinh doanh của DN mà các nghiệp vụ luôn biến động thì khó đánh giá đƣợc tình hình thực hiện dự toán của DN.
Dự toán linh hoạt: Là dự toán cung cấp cho đơn vị khả năng tính toán ở các
mức doanh thu, chi phí khác nhau. Dự toán linh hoạt giúp các nhà quản lý, giải quyết các vấn đề không chắc chắn bằng cách xem trƣớc kết quả ở các mức doanh thu, chi phí khác nhau. Thông thƣờng, dự toán linh hoạt lập ở 3 mức độ khác nhau: mức độ hoạt động bình thƣờng, trung bình; mức độ hoạt động khả quan nhất; mức độ bất lợi. Ƣu điểm của dự toán linh hoạt là thích ứng với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi dự toán, tránh đƣợc việc sửa đổi dự toán một cách phiền phức khi mức độ hoạt động thay đổi. Nhà quản lý thƣờng thích sử dụng dự toán linh hoạt hơn dự toán cố định vì khi sử dụng dự toán linh hoạt nhà quản lý có thể đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên sau khi kiểm soát tác động ảnh hƣởng từ doanh số.
Phân loại dự toán theo chức năng cụ thể của từng báo cáo dự toán, chia dự toán làm 02 loại chính là dự toán hoạt động và dự toán tài chính. (Huỳnh Đức Lộng, 2013)
Dự toán hoạt động: là tập hợp toàn diện các bản dự toán về tất cả các giai đoạn của
các mặt hoạt động kinh doanh trong một kỳ thời gian cụ thể.
Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhƣ: Dự toán tiêu thụ, Dự toán sản xuất, Dự toán chi phí bán hàng, Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong
10
đó, Dự toán tiêu thụ nhằm dự đoán tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ dự toán. Dự toán sản xuất thƣờng đƣợc lập trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm dự tính số lƣợng sản phẩm cần sản xuất và từ đó lập các Dự toán chi phí sản xuất nhƣ dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT), chi phí sản xuất chung (CP SXC). Trong các doanh nghiệp thƣơng mại, dự toán mua hàng sẽ đƣợc lập thay cho dự toán sản xuất nhằm dự toán khối lƣợng hàng cần thiết phải mua cho nhu cầu tồn kho và tiêu thụ. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (CP BH & QL DN) nhằm dự toán chi phí cho các hoạt động bán hàng và quản lý của DN. Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): là dự toán tổng hợp từ các dự toán trên nhằm dự toán tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự toán tài chính: là dự toán về cách huy động các nguồn tài chính của tổ
chức. Dự toán tài chính bao gồm các dự toán liên quan đến tiền tệ nhƣ: Dự toán tiền, Dự toán vốn đầu tƣ, Dự toán bảng cân đối kế toán (BCĐKT). Trong đó, dự toán tiền là lên kế hoạch chi tiết về việc thu, chi tiền. Dự toán vốn đầu tƣ là kế hoạch đầu tƣ thêm các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các năm kế tiếp. Dự toán bảng cân đối kế toán trình bày tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ở thời điểm cố định trong kỳ dự toán.