0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đối với công tác tổ chức kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA​ (Trang 88 -89 )

1. Bối cảnh nghiên cứu:

5.2.5 Đối với công tác tổ chức kế toán

Hiện nay, kế toán quản trị dần đƣợc các doanh nghiệp biết đến và quan tâm, các DNNVV cần nhanh chóng tiếp cận, chuyển đổi hoặc xây dựng nội dung kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. Sắp xếp lại bộ máy kế toán DN theo hƣớng kết hợp bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán, để bộ phận kế toán quản trị sử dụng thông tin đầu vào từ kế toán tài chính.

Tiếp đến, việc áp dụng mô hình dự toán phải phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức sản xất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, vì nó có ảnh hƣởng đến DTNS của DN. Dựa vào kết quả khảo sát ở chƣơng 4 cho thấy: Có 28% DN áp dụng mô hình thông tin từ dƣới lên là DN vừa, 66,3% DN áp dụng mô hình ấn định thông tin từ trên xuống là các DN nhỏ và 5,7% DN áp dụng mô hình thông tin phản hồi là các DNNVV. (Nguồn: Theo tính toán của tác giả).

- Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống: áp dụng mô hỉnh này đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn tổng quát, toàn diện về mọi mặt của DN và nhà quản trị cũng phải nắm vững các hoạt động của các bộ phận trong DN để đƣa ra các chỉ tiêu phù hợp. Mô hình này phù hợp với DN nhỏ, ít có sự phân cấp về quản lý.

- Mô hình thông tin từ dƣới lên: áp dụng mô hình này, hầu hết các bộ phận trong DN tự đƣa ra các quyết định về các chỉ tiêu dự toán. Những ngƣời tham gia công tác lập dự toán thì số liệu sẽ thực tế và chính xác hơn. Việc này sẽ phát huy tích cực vai trò của dự toán, buộc mọi ngƣời trong tổ chức phấn đấu nỗ lực để đạt đƣợc kết quả mình đề ra. Mô hình này phù hợp với các DN có sự phân quyền nhiều trong quản lý. Tuy nhiên, do mỗi bộ phận tự định dự toán nên có thể xảy ra tình trạng lập dự toán thấp hơn khả năng mà bộ phận có thể thực hiện đƣợc. Lúc này sẽ

72

dẫn đến lãng phí tài nguyên nhân lực, vật lực, năng lực hiện có của DN. Vì vậy, Nhà quản lý cấp cao cần kiểm tra, xem xét kỹ lƣỡng trƣớc khi chấp nhận các dự toán của cấp dƣới đƣa lên.

- Mô hình thông tin phản hồi: áp dụng mô hình này dựa trên sự tổng hợp và điều kiện cụ thể. Mô hình dự toán này là sự thỏa thuận và tham khảo ý kiến từ quản lý cấp cơ sở và quản lý cấp cao, nó thể hiện sự liên kết và chung sức của các cấp quản lý trong công tác dự toán, do vây dự toán này dễ dàng thực hiện hơn. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là tốn khá nhiều thời gian, chi phí cho quá trình dự thảo, phản hồi, phê duyết và chấp nhận. Do đó, mô hình này chỉ thành công khi các thành viên và bộ phận phải đoàn kết và đồng lòng thực với mục tiêu chung của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA​ (Trang 88 -89 )

×