Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa​ (Trang 35 - 38)

1. Bối cảnh nghiên cứu:

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Có nhiều tác giả trong nƣớc đã nghiên cứu xây dựng dự toán ngân sách và hoàn thiện dự toán ngân sách cho trƣớccác doanh nghiệp. Những nghiên cứu này góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, bổ sung, khẳng định lý thuyết dự toán ngân

19

sách có tác động tích cực đến hiệu quả của doanh nghiệp. Trong qua trình thực hiện đề tài và nhằm xây dựng một mô hình nghiên cứu thích hợp tác giả đã tham khảo, tìm hiểu một số nghiên cứu có liên quan nhƣ sau:

Đầu tiên, “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ của tác giả Huỳnh Lợi (Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh) năm 2008. Nghiên cứu của tác giả đã đƣa ra là: có 83% DNNVV lập dự toán theo hình thức tĩnh, 40% lập dự toán theo hình thức tập trung, mệnh lệnh, 50% lập dự toán theo hình thức phân tán, dân chủ. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến kế toán quản trị áp dụng trong DN sản xuất ở Việt Nam là: Môi trƣờng pháp lý, Môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh, Sự nhận thức về kế toán quản trị, Trình độ kế toán, Cơ sở vật chất, và chế độ chính sách, hƣớng dẫn thực thi kế toán quản trị của Nhà nƣớc. Tác giả cũng đã đề xuất xây dựng kế toán quản trị trong các DN sản xuất lớn và vừa và nhỏ, trong đó có bao gồm hệ thống DTNS.

Thứ hai, “Xác lập mô hình dự toán và báo cáo DTNS cho các loại hình doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa 2” – Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thúy Hằng (Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh) năm 2012. Tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm 5 biến: Nguồn nhân lực, Cơ sở vật chất, Chế độ chính sách Nhà nƣớc, tổ chức công tác kế toán, quy trình thực hiện dự toán. Tác giả đã khảo sát 121 doanh nghiệo, trong đó có 54.5% doanh nghiệp không lập DTNS. Doanh nghiệp sản xuất chiếm 46.3%, doanh nghiệp thƣơng mại chiếm 0.8%, doanh nghiệp dịch vụ chiếm 5.8%, doanh nghiệp khác (hỗn hợp) chiếm 1.7%. Ngoài ra, đa số các doanh nghiệp không lập DTNS là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó, có 45.5% doanh nghiệp đƣa dự toán ngân sách vào công tác quản lý, điều này giúp cho các cấp quản lý của các doanh nghiệp này có cái nhìn sơ bộ về hoạt động dự toán cho năm kế hoạch. Tuy nhiên theo tác giả, công tác kế toán quản trị chƣa đƣợc quan tâm nên công tác lập DTNS chƣa đƣợc chuyên môn hóa, nhân viên lập dự toán chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của các báo cáo dự toán trong việc kiểm soát nguồn lực của DN, hầu hết các doanh nghiệp chƣa có bộ phận chuyên trách về công tác lập dự

20

toán, công việc dự toán mang tính kiêm nhiệm. Bên cạnh những doanh nghiệp trang bị phƣơng tiện hiện đại thì tồn tại một số doanh nghiệp lập dự toán mang tính thủ công, lập dự toán bằng phần mền excel. Điều này làm cho các nhân viên lập dự toán khó khăn về mặt kỹ thuật, liên kết dữ liệu và tốn kém thời gian

Thứ ba, “Xây dựng dự toán ngân sách các doanh nghiệp thƣơng mại vừa và nhỏ ở Tp. HCM” – Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy (Trƣờng Đại học Công nghệ Tp. HCM) năm 2013. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận nhiều doanh nghiệp thƣơng mại vừa và nhỏ ở TP. HCM chƣa thực hiện dự toán ngân sách và tác giả đã đề xuất mô hình xây dựng dự toán từ dƣới lên và quy trình dự toán ngân sách 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự toán ngân sách, Soạn thảo ngân sách và Theo dõi dự toán ngân sách.Tuy nhiên phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn thiếu quan sát, và một số giải pháp chƣa cụ thể.

Thứ tƣ, “Các nhân tố tác động đến xu hƣớng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách - kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam” - Công trình dự thi giải thƣởng nghien cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ - UEH 2014 (Trƣờngđại học kinh tế Tp. HCM) năm 2014. Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định lƣợng, tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các nhà quản trị có trách nhiệm lập dự toán ngân sách. Công cụ định lƣợng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Cronbach, 1951) và phân tích nhân tố khám phá EFA (Nunnally & Burnstein, 1994) bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20; Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng, tại Thành phố Hồ Chí Minh và cũng thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi khảo sát với kích thƣớc mẫu lớn hơn kích thƣớc mẫu của nghiên cứu sơ bộ. Công cụ định lƣợng để kiểm tra giá trị hội tụ của thang đo là phân tích nhân tố khẳng định CFA, thực hiện trên phần mềm AMOS. Sau khi kiểm định thang đo, tác giả sử dụng công cụ phân tích cấu trúc tuyến tính SEM dùng để kiểm tra độ thích ứng của mô hình lý thuyết và các giả thuyết, chạy trên phần mềm AMOS. Phƣơng pháp bootstrap đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng lại các

21

tham số của mô hình đã đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp ML (maximum likelihood). Nhóm tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm 4 biến: Thông tin KTQT phi tài chính, sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS, sự hiểu biết của cá nhân. Từ đó nhóm tác giả đƣa giải pháp xây dựng chuẩn giá trị ứng xử đạo đức trong doanh nghiệp và tăng cƣờng sự nhận thức của nhân viên về chuẩn giá trị đạo đức này. Tăng cƣờng sự nhận thức về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế xu hƣớng tạo ra khe hổng DTNS. Văn hóa ứng xử đạo đức kết hợp với chính sách tuyển dụng luôn quan tâm đến những nhân viên có ý thức đạo đức nghề nghiệp tốt, sẽ giúp tổ chức loại bỏ những kém hiệu quả trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, giải pháp trong đề tài chỉ mang tính tổng quát, gợi mở suy nghĩ cho nhà quản trị, nhƣng chƣa đi vào phân tích cụ thể phải tổ chức thực hiện các giải pháp này nhƣ thế nào, nghiên cứu chỉ xem xét tác động của một số nhân tố nguyên nhân ảnh hƣởng đế hành vi tạo ra khe hổng DTNS, nên đối với phần giải pháp của đề tài, tác giả chƣa đi chi tiết.

Các nghiên cứu cho thấy đƣợc tầm quan trọng của DTNS đối với hoạt động của DN. Tuy nhiên, chƣa chú trọng đến lập DTNS, hệ thống DTNS chƣa đầy đủ, quy trình lập DTNS chƣa hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)