Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu luận văn

3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Ngoài những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng quản trị RRTD đã được nghiên cứu, phản ánh qua phiếu điều tra, có thể kể ra một số nguyên nhân khác tuy chưa được các cán bộ ngân hàng nhận diện rõ.

Thứ nhất, đơn vị chưa có cơ quan riêng biệt chuyên thực hiện việc nhận diện, đo lường, đánh giá, dự báo, phòng ngừa và xử lý các RRTD.

Thứ hai, để tăng cường năng xuất hoạt động của nhân viên, nên tại ngân hàng, nhân sự thường tập trung trong mảng kinh doanh nhiều hơn là mảng quản trị RRTD.

Thứ ba, cơ chế phối kết hợp với các đơn vị liên quan trong việc thu thập, xử lý các thông tin liên quan tới khách hàng và khoản vay còn kém.

Thứ tư, đơn vị chưa có xây dựng được danh mục tín dụng rõ ràng, chưa có đánh giá cụ thể về ngành và lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn.

Thứ năm, thực tế về chất lượng đội ngũ thẩm định còn hạn chế. Vì đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng vừa làm các công việc liên quan tới chỉ tiêu tìm kiếm, mở rộng khách hàng và tăng trưởng tín dụng, vừa làm hồ sơ cho vay nên thời gian tập trung chuyên môn cho mảng thẩm định còn hạn chế. Các quan hệ khách hàng đôi khi tập trung cho vay khách hàng ở một số mảng sản phẩm nên việc thẩm định cho vay với khách hàng ở các mảng sản phẩm khác sẽ gặp lúng túng trong phân tích, thẩm định.

Kết luận chương 3

Nội dung chương 3 tập trung vào thực trạng chất lượng quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên đã phần nào đáp ứng được chất lượng quản trị RRTD khi có bộ phận giao dịch tín dụng tách biệt với quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp ngân hàng kiểm soát được RRTD ở khâu giải ngân cho vay, chưa đủ để kiểm soát được RRTD trong tất cả các khâu. Cũng từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng các hoạt động liên quan tới chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh trong thời gian qua gồm: Sự thiếu hợp lý về thẩm quyền phán quyết đối với các chức danh lãnh đạo của chi nhánh, hoạt động thẩm định RRTD đối với khách hàng trong quán trình sử dụng vốn còn thiếu, việc bố trí nhân sự cho hoạt động kiểm soát RRTD tại chi nhánh chưa thực sự tốt, việc thực hiện thẩm định RRTD đối với tài sản bảo đảm trước khi cho vay chưa đảm bảo, việc kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đối với các quản lý khách hàng còn thiếu, việc thực hiện kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của hội sở đối với chi nhánh còn ít. Từ những thiếu sót của các hoạt động này, dẫn tới chất lượng quản trị RRTD bị ảnh hưởng và không hạn chế được các nguyên nhân dẫn tới RRTD. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới RRTD tại chi nhánh là khách hàng cố ý lừa đảo và sự thiếu hụt thông tin để đối chứng và thẩm định thông tin khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, một phần do thực trạng cán bộ tại ngân hàng còn là đội ngũ khá trẻ nên chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định RRTD khách hàng. Sự thiếu vắng phòng chuyên trách cho quản trị chất lượng RRTD cũng tạo ra sự thiếu hiệu quả trong công tác nhận diện, ngăn ngừa, kiểm soát và khắc phục RRTD. Chương 3 cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế khiến cho chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh chưa được nâng cao trong giai đoạn vừa qua.

Dựa trên kết quả này, chương 4 sẽ đưa ra một số biện pháp cần tập trung để nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIB THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)