Những tồn tại trong công tác quản trị RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu luận văn

3.6.2. Những tồn tại trong công tác quản trị RRTD

Ngoài những mặt đạt được trong công tác quản trị RRTD, VIB Thái Nguyên còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:

Một là, bố trí nhân sự cho hoạt động quản trị RRTD còn chưa hợp lý. Ngân hàng chưa có sự tách bạch giữa khâu quan hệ khách hàng và thẩm định cho vay. Hiện tại, cán bộ quan hệ khách hàng là người trực tiếp làm hồ sơ thẩm định cho khách hàng. Giám đốc đơn vị kinh doanh trực tiếp là người ra quyết định cho vay đối với các khoản vay thuộc hạn mức phán quyết của mình. Điều này không đảm bảo nguyên tắc tách bạch của chức năng quản lý và ra quyết định. Theo thông lệ quốc tế, để bảo đảm kiểm soát RRTD ở mức tốt nhất nhất thì bộ phận liên quan tới quản trị RRTD phải được sắp xếp theo ba bộ phận riêng biệt: Bộ phận bán hàng (quan hệ khách hàng - Front - office: Tìm kiếm khách hàng) - Bộ phận thẩm định, quản lý rủi ro (middle - office: Làm hồ sơ thẩm định khách hàng) - Bộ phận tác nghiệp (Back - office: Làm hồ sơ giải ngân cho khách hàng).

Hai là, theo khả sát, việc thực hiện quy trình kiểm tra trước, trong và sau cho vay của cán bộ tín dụng thực hiện công việc đề xuất, xét duyệt cho vay chưa được đảm bảo, tuy nhiên, không có bộ phận giám sát và chấn chỉnh lại. Do đó, ảnh hưởng tới việc nhận diện, đo lường, phân tích RRTD. Thêm vào đó, VIB Thái Nguyên cũng chưa bố trí nhân lực và vật lực cần thiết để nhận diện và cập nhật các RRTD có thể xảy. Việc phân tích nguyên nhân RRTD còn được thực hiện mang tính chủ quan, chưa phản ánh được bản chất và toàn diện nguyên nhân gây ra RRTD.

Ba là, hệ thống VIB chưa có chiến lược quản trị RRTD riêng biệt, chính sách cho vay chưa đạt được tầm chiến lược lâu dài về quản trị RRTD, vẫn còn bị chi phối bởi chỉ tiêu lợi nhuận và mang tính ngắn hạn.

Bốn là, tuy hệ thống công nghệ thông tin của VIB được coi là đã hiện đại để đáp ứng các yêu cầu của công tác hạch toán dữ liệu và báo cáo, tuy nhiên, hệ thống vẫn bị đánh giá là chưa đủ tốt để đưa ra được những cảnh báo sớm đối với các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị RRTD.

Năm là, từ công tác khó khăn khi thực hiện xử lý tài sản bào đảm cho thấy, việc đánh giá, lựa chọn tài sản bảo đảm chưa đảm bảo được yêu cầu. TSBĐ được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Tuy nhiên, việc quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về việc ưu tiên lựa chọn TSBĐ chưa được thực hiện thường xuyên, hệ thống. Việc quản lý thường dừng ở mức kiểm tra hồ sơ pháp lý, định giá lại để điều chỉnh hạn mức. Đôi khi, việc định giá lại còn làm ở mức chiếu lệ, cán bộ thẩm định không thực hiện định giá lại theo thị trường mà lấy nguyên giá trị đã định giá trước đó để áp dụng vào thời điểm hiện tại.

Sáu là, chất lượng quản trị RRTD tín dụng chưa được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở các chỉ tiêu nợ xấu qua các năm chưa có sự thay đổi đáng kể, tỷ lệ nợ xấu được xử lý còn ở mức thấp. Qua các năm, tổng dư nợ xấu ở quanh mức 17 tỷ, chiếm trên 2% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu được xử lý cũng chiếm khoảng 2% tổng nợ xấu. Ngân hàng có thực hiện trích lập dự phòng, mức dự phòng có giá trị bằng khoảng 21% tổng dư nợ xấu, cho thấy giá trị tài sản bảo đảm đã góp phần khá tích cực giúp làm giảm dự phòng. Tuy nhiên, khi xảy ra RRTD khiến ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ, nếu giá trị xử lý lúc đó không đáp ứng được như giá trị hạch toán thì đây sẽ là vấn đề gây tổn thất và khó khăn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)