5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014-2016 tại VIB
giữa khâu phê duyệt tín dụng (do bộ phận quan hệ khách hàng, đứng đầu là giám đốc kinh doanh thực hiện) và bộ phận giao dịch tín dụng (soạn thảo các hồ sơ giải ngân, giải ngân và thu nợ). Việc tách bạch này sẽ đảm bảo tương đối hạn chế RRTD về việc các yêu cầu của phê duyệt tín dụng phải được đáp ứng đầy đủ trước khi giải ngân. Bộ phận giao dịch tín dụng sẽ dựa trên những phê duyệt cho vay để làm những hồ sơ cần thiết cho việc cho vay và giải ngân tiền vay và thu nợ vay. Việc này giúp hạn chế việc các quan hệ khách hàng đôi khi chạy theo chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước mắt mà làm tắt, bỏ qua các thủ tục giao dịch cần thiết phải thực hiện trước khi cho vay. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là bộ phận giao dịch này chỉ kiểm soát được từ khâu sau phê duyệt cho vay, chưa kiểm soát được khâu phê duyệt vay vốn. Việc làm tờ trình cho khách hàng vay vốn vẫn do quan hệ khách hàng làm và giám đốc phòng quan hệ khách hàng ký duyệt nên việc kiểm soát chéo RRTD liên quan tới các nội dung trong tờ trình vẫn là khâu bỏ ngỏ.
3.1.2. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 - 2016 tại VIB Thái Nguyên Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Giá trị (triệu VNĐ) Giá trị (triệu VNĐ) Giá trị (triệu VNĐ) 2015/ 2014 2016/ 2015
Thu nhập lãi và các khoản thu
tương tự 33.898 38.732 43.017 14,26 11,06 12,66
Chi phí lãi và các khoản chi phí
tương tự 16.259 19.876 23.670 22,25 19,09 20,67
Thu nhập lãi thuần 17.639 18.856 19.348 6,90 2,61 4,75 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 934 1.021 1.202 9,31 17,73 13,52 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 299 357 438 19,56 22,44 21,00
Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động dịch
vụ 635 664 764 4,49 15,19 9,84
Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối 121 132 153 9,09 15,91 12,50
Thu nhập từ hoạt động khác 204 254 289 24,51 13,78 19,14
Chi phí từ hoạt động khác 68 75 86 10,29 14,67 12,48
Lãi/ Lỗ từ hoạt động khác 136 179 203 31,62 13,41 22,51 Tổng lợi nhuận hoạt động 18.531 19.831 20.468 7,01 3,21 5,11
Chi phí hoạt động 7.200 7.872 8.064 9,33 2,44 5,89
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
11.331 11.959 12.404 5,54 3,72 4,63
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.497 3.502 3.686 0,15 5,25 2,70
Tổng lợi nhuận 7.834 8.456 8.718 7,94 3,09 5,52
Nguồn: Trích báo cáo hoạt động kinh doanh của VIB Thái Nguyên các năm 2014-2016
Số liệu trên bảng dữ liệu thể hiện, thu nhập của VIB Thái Nguyên có được từ 04 nguồn chính là: Nguồn thu từ lãi vay, phí cấp tín dụng; Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; và nguồn thu từ hoạt động khác. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn thu từ hoạt động tín dụng (lãi vay, phí khoản vay, phí bảo lãnh,…), chiếm trên 96% tổng nguồn thu (Năm 2014 đạt 33.898 triệu đồng, chiếm 96,8%; Năm 2015 đạt 38.732 triệu đồng chiếm 96,8%; Năm 2017 đạt 43.017 triệu đồng, chiếm 98,7%). Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng có vai trò quyết định lớn nhất tới nguồn thu của chi nhánh. Tiếp đến là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ (phí chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, phí duy trì tài và quản lý tài khoản, phí thường niên thẻ ATM,…), chiếm trên 2% tổng nguồn thu (Năm 2014 đạt 934 triệu đồng, chiếm 2,67%; Năm 2015 đạt 1.021 triệu đồng chiếm 2,55%; Năm 2017 đạt 1.202 triệu đồng, chiếm 2,7%). Các hoạt động như kinh doanh ngoại tệ và hoạt động khác có đóng góp nhưng không nhiều vào tổng thu của chi nhánh.
Số liệu trên bảng cũng cho thấy tổng thu tăng đều các năm (Năm 2014: 35.036 triệu đồng; Năm 2015: 40.007, tăng 14,19%; Năm 2016: 44.508 triệu đồng, tăng 11,25%). Từ khi đi vào hoạt động (năm 2007) đến nay, VIB Thái Nguyên đã không ngừng củng cố và phát triển hệ thống bán hàng và đã tạo ra được một mạng lưới khách hàng rất đa dạng, từ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Số lượng khách hàng không ngừng gia tăng, giúp chi nhánh gia tăng nguồn thu trong mỗi năm.
- Phân tích chi phí của VIB Thái Nguyên:
Chi nhánh có 06 loại chi phí: Chi phí lãi và các khoản tương tự, chi phí từ hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí hoạt động khác, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong các loại chi phí trên, chi phí lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ lệ lớn nhất. Để phục vụ cho hoạt động cho vay, VIB Thái Nguyên sử dụng nguồn tiền từ hoạt động huy động vốn và mua vốn kinh doanh nội bộ. Vì vậy, trong chi phí lãi gồm lãi trả cho hoạt động huy động vốn (huy động tiền gửi thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm) và trả lãi mua vốn kinh doanh nội bộ (được tính theo lãi suất điều chuyển bán vốn nội bộ của hội sở chính). Chi phí lãi và các khoản tương tự chiếm khoảng 70% tổng chi phí của chi nhánh (Năm 2014: 16.259 triệu đồng, chiếm 68,34%; Năm 2015: 19.876 triệu đồng, chiếm 70,53%; Năm 2016:
23.670 triệu đồng, chiếm 73,38%). Chi phí chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo thuộc về chi phí hoạt động (Gồm: Chi trả lương nhân viên, tiền thuê trụ sở, khấu hao tài sản,…). Chi phí này chiếm khoảng 30% tổng chi phí (Năm 2014: 7.200 triệu đồng, chiếm 30,22%; Năm 2015: 7.872 triệu đồng, chiếm 27,93%; Năm 2016: 8.064 triệu đồng, chiếm 25%). Các chi phí còn lại như chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động ngoại hối và hoạt động khác chiếm tỉ trọng nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể tới tổng chi phí.
Tương ứng với việc tăng nguồn thu, chi phí các năm tài chính cũng tăng theo, cụ thể: Năm 2014: 23.825 triệu đồng; Năm 2015: 28.180 triệu đồng, tăng 18,28%; Năm 2016: 32.257 triệu đồng, tăng 14,47%. Chi phí này tăng do việc gia tăng tín dụng, vốn huy động của chi nhánh không đủ bù đắp cho vay nên phải mua vốn kinh doanh nội bộ với lãi suất điều chuyển vốn cao hơn so với lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng.
Trong các loại chi phí của chi nhánh, một chi phí phải kể tới đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí này chiếm khoảng 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (Năm 2014: 3.497 triệu đồng, chiếm 30,86%; Năm 2015: 3.502 triệu đồng, chiếm 29,29%; Năm 2016: 3.686 triệu đồng, chiếm 29,72%). Hiện VIB Thái Nguyên đang áp dụng phân loại nợ và trích lập dự phòng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng, khi 1 khoản tín dụng (gồm nợ vay và các cam kết ngoại bảng) của khách hàng được cấp tín dụng bị chuyển nhóm nợ trên bất kỳ tổ chức tín dụng nào, được cập nhật trên hệ thống thông tin tín dụng quốc gia CIC thì tất cả các khoản vay của khách hàng đó trên hệ thống của ngân hàng sẽ chuyển sang nhóm nợ tương ứng. Việc trích lập dự phòng theo thông tư này, đảm bảo rủi ro là tối thiểu cho ngân hàng.
- Phân tích lợi nhuận của VIB Thái Nguyên:
Tương ứng với nguồn thu và chi phí, tổng lợi nhuận của chi nhánh cũng có sự thay đổi trong các năm. Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 95% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cụ thể: Năm 2014: 17.639 triệu đồng, chiếm 95,19%; Năm 2015: 18,856 triệu đồng, chiếm 95,09%; Năm 2016: 23.670 triệu đồng, chiếm 94,53%). Tổng lợi nhuận sau chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của chi
nhánh cũng tăng theo các năm: Năm 2014: 7.834 triệu đồng; Năm 2015: 8.456 triệu đồng, tăng 7,94%; Năm 2016: 8.718 triệu đồng, tăng 3,09%. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm hơn so với 2016 và bình quân các năm của chi nhánh, lý do chính là do tăng chi phí trả lãi điều chuyển vốn nội bộ từ hội sở. Để khắc phục điều này, trong các năm tới, chi nhánh cần tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng.
Có thể nói, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên trên địa bàn tỉnh, VIB Thái Nguyên có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển khách hàng và thị trường. Nguồn thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh được duy trì tương đối ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng tốt (tăng trưởng thu nhập, chi phí và lợi nhuận bình quân đạt 5%). Đây là con số phản ánh khá đúng với thực trạng kinh doanh của chi nhánh. Trong bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng TMCP được mở chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn cũng như nhận tiền gửi diễn ra rất gay gắt. Các ngân hàng khó có thể được tốc độ tăng trưởng nhanh (2 con số), mà duy trì ổn định được tốc độ tăng trưởng đã là một thành công đáng kể.