5. Kết cấu luận văn
4.1.2. Định hướng, mục tiêu về nâng cao chất lượng quản trị RRTD
Định hướng chung về nâng cao chất lượng quản trị RRTD của VIB:
Kinh doanh ngân hàng là sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận, chiến lược của VIB không phải là tránh rủi ro mà là “quản trị rủi ro”. Định hướng quản trị rủi ro luôn được HĐQT chú trọng xác lập và triển khai xuống đến ban điều hành, các Ủy ban và các khối/ban của VIB. Các điểm nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm:
- Thiết kế và tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro “3 tầng bảo vệ”, bao gồm (i) hoạt động quản trị rủi ro liên tục tại các Đơn vị và các khối kinh doanh; (ii) hoạt động quản trị rủi ro, giám sát, hỗ trợ, tư vấn tại Khối Quản trị rủi ro và (iii) hoạt động rà soát, đánh giá, giám sát độc lập của kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến với đủ các cấu phần về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
- Xác lập được một khẩu vị rủi ro phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của VIB và của từng khối kinh doanh.
- Chia tách danh mục nợ xấu/nợ tốt (good book/bad book) để giao toàn bộ danh mục nợ xấu (bad book) cho khối quản trị rủi ro quản lý nhằm mục đích tập trung nguồn lực các khối kinh doanh vào việc tăng trưởng kinh doanh bền vững.
- Trích dự phòng cấp tiến, nhất quán.
- Tăng cường chất lượng các quy trình, quy định và chuẩn mực quản trị rủi ro, trong đó có việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel II.
- Tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và của NHNN, luôn đảm bảo tuân thủ các giới hạn và các tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, chấp hành tốt chính sách thuế và nghĩa vụ với Nhà nước.
- Bảo toàn vốn và tăng trưởng giá trị vốn hóa cho cổ đông.
- Chú trọng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị của VIB theo các chuẩn mực tốt nhất chú trọng đến quy chuẩn các chức năng nhiệm vụ trong tổ chức, tăng cường cơ chế vận hành hiệu quả của các chủ thể HĐQT, BKS, ban điều hành và các hội đồng, ủy ban trực thuộc. Đồng thời, HĐQT sẽ hoàn thiện cơ chế tương tác giữa HĐQT với BĐH, giữa Tổng Giám đốc (TGĐ) với BĐH và với các khối kinh doanh, vận dụng các chuẩn mực quốc tế trong kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tài chính và tuân thủ. Tiến tới niêm yết cổ phiếu của VIB trên Sở giao dịch chứng khoán để hoàn thiện hơn nữa về mô hình hoạt động, công bố thông tin và quan hệ cổ đông.
Định hướng cụ thể về nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên:
- Một là, nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực tín dụng.
- Hai là, phát triển mạng lưới khách hàng có tín nhiệm cao và mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
- Ba là, mọi quyết định liên quan tới cấp tín dụng của Chi nhánh phải triệt để tuân thủ nguyên tắc, phải đánh giá được rủi ro và phải định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.
- Bốn là, việc giám sát, quản lý RRTD của Chi nhánh phải tiến hành theo nguyên tắc độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phòng tín dụng khách hàng.
- Năm là, áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban BASEL vào hoạt động của chi nhánh, trên cơ sở tạo đi những bước phát triển nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động quản trị RRTD của chi nhánh.
- Sáu là, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại Chi nhánh, đảm bảo việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ Chi nhánh cho tới các phòng giao dịch, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, nhằm phát huy được thế mạnh của các phòng giao dịch và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo.
- Bảy là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng mô hình dự đoán rủi ro phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro,nhận biết chính xác nguyên nhân.
- Tám là, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng thường xuyên và định kỳ; thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.