5. Kết cấu luận văn
4.3.1. Thực hiện quy hoạch cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
chậm trễ cập nhật thông tin lên hệ thống, cũng khiến cho các ngân hàng khác rơi vào RRTD khi ra quyết định trong trạng thái thiếu thông tin. Vì vậy, ngoài việc dựa vào thông tin này, bản thân mỗi cán bộ ngân hàng cần có nghiệp vụ để tìm kiếm thông tin tín dụng về khách hàng, xác nhận lại thông tin do khách hàng cung cấp qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Các nguồn thông tin này không giới hạn ở các thông tin chính thống có xác nhận của các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan, mà cần mở rộng ra các kênh thông tin từ những người thứ ba có quan hệ với khách hàng vay vốn.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, ngành hàng, thị trường, tài sản và cập nhật lên hệ thống. Điều này giúp giảm bớt thời gian tìm hiểu thông tin cho các cán bộ thẩm định tín dụng, tạo kênh thông tin chính thống, có độ chính xác cao và tính tham khảo tốt trong việc đưa ra các chính sách áp dụng đối với từng khách hàng và lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
4.3.1. Thực hiện quy hoạch cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng ngân hàng
Nhằm tránh tình trạng thừa, hoặc thiếu nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng, Chính phủ cần giao cho NHNN thành lập một cơ quan chuyên môn, cơ quan này chuyên nghiên cứu về nhu cầu nguồn nhân lực ngành ngân hàng để dự báo nguồn nhân lực trong một giai đoạn nhất định. Dựa vào dự báo này, đơn vị phải đưa ra những khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo và người dân biết được nhu cầu nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong một giai đoạn nhất định.
Qua thông tin này, các cơ sở đào tạo có thể xem xét, quyết định số lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo và người dân căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình để có thể định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Tuy nhiên, việc đào tạo hiện tại của các trường còn nặng nhiều về lý thuyết mà thiếu tính thực hành và thực tế. Để hạn chế điều này, đòi hỏi các trường phải thực hiện việc xây dựng mô hình thực hành ngân hàng ở nhà trường, hoàn thiện giáo trình, tài liệu, hồ sơ, chứng từ cần thiết để sinh viên có thể thực hành các nghiệp vụ giống như một chuyên viên ngân hàng. Bên cạnh đó, các trường cần tăng cường việc hợp
tác với các đơn vị ngân hàng để có các buổi thuyết giảng thực tế của cán bộ ngân hàng giàu kinh nghiệm tại các vị trí nghiệp vụ khác nhau hướng dẫn sinh viên cách thức làm việc, thái độ làm việc cho đúng. Ngoài ra, việc liên kết với ngân hàng nên thực hiện thường xuyên và liên tục để thông qua đó, thường xuyên đưa sinh viên tới ngân hàng quan sát, thực hiện 1 phần nghiệp vụ.