Các chỉ tiêu định lượng để phân tich RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng để phân tich RRTD

3.3.1.1. Nợ quá hạn, nợ xấu/tổng dư nợ

Để đánh giá được chất lượng quản trị RRTD thì cần đánh giá được chất lượng các khoản nợ của ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng quản trị RRTD của ngân hàng.

Chỉ tiêu kế hoạch về nợ quá hạn, nợ xấu của VIB trong giai đoạn 2014-2016:

Bảng 3.3: Kế hoạch chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Nợ quá hạn 3,28 2,91 2,86 Nợ xấu 2,26 2,15 2,04

Nguồn: Kế hoạch kinh doanh các năm 2014-2016 VIB Thái Nguyên

Thực hiện của VIB Thái Nguyên về chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm như sau: 1647.0 1883.0 2127.0 1525.0 1746.0 1968.0 122.0 137.0 159.0 - 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 2014 2015 2016 Tổng KH Số lượng KHCN Số lượng KHDN

Bảng 3.4: Cơ cấu nợ theo nhóm nợ

Đơn vị: Triệu đồng

S TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Tổng dư nợ 691.790 100,00 759.451 100,00 798.539 100,00 2 Nợ nhóm 1 667.774 96,53 735.382 96,83 773.067 96,81 3 Nợ nhóm 2 6.910 1,00 7.565 1,00 8.538 1,07 4 Nợ nhóm 3 7.481 1,08 7.532 0,99 7.426 0,93 5 Nợ nhóm 4 4.973 0,72 4.725 0,62 4.945 0,62 6 Nợ nhóm 5 4.652 0,67 4.247 0,56 4.563 0,57 7 Tổng nợ quá hạn 24.016 3,47 24.069 3,17 25.473 3,19 8 Tổng nợ xấu 17.106 2,47 16.504 2,17 16.934 2,12

Nguồn: Báo cáo tín dụng VIB Thái Nguyên các năm 2014-2016

Đánh giá ở mức độ an toàn đối với tỷ lệ nợ xấu theo quy định của NHNN thì VIB Thái Nguyên được cho là đã đạt được khi tổng nợ xấu luôn dưới 3%, cụ thể: Năm 2014: Nợ quá hạn đạt 24.016 triệu đồng, chiếm 3,47% tổng dư nợ; Nợ xấu đạt 17.106 triệu đồng, tương ứng với 2,47% tổng dư nợ; Năm 2015: Nợ quá hạn tăng nhẹ về giá trị tuyệt đối, đạt 24.069 triệu đồng, nhưng giảm nhẹ về giá trị tương đối khi chiếm 3,17% tổng dư nợ; Nợ xấu giảm nhẹ về cả số tuyệt đối và tương đối, đạt 16.504 triệu đồng, chiếm 2,17 tổng dư nợ; Năm 2016: Nợ quá hạn tăng cả về giá trị tuyệt đối và quy mô trên tổng dư nợ: đạt 25.473 triệu đồng, chiếm 3,19% tổng dư nợ; Nợ xấu tuy tăng về giá trị tuyệt đối, đạt 16.934 triệu đồng, nhưng lại giảm về quy mô khi chỉ chiếm 2,12% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh chất lượng quản trị RRTD thì tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của VIB Thái Nguyên thì phải xét ở mức độ đáp ứng được chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2014, chỉ tiêu kế hoạch nợ quá hạn là 3,28%, nợ xấu là 2,26%, kết quả đạt được của chi nhánh là nợ quá hạn 3,47%, nợ xấu 2,47% là cao hơn kế hoạch. Như vậy, có thể đánh giá, chất lượng quản trị RRTD của VIB Thái Nguyên chưa đạt được. Năm 2015, chỉ tiêu kế hoạch của nợ quá hạn là 2,91%, nợ xấu 2,15%, thực tế đạt được của VIB Thái Nguyên là 3,17% và 2,17%. Như vậy, năm 2015 chi nhánh cũng chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2016, chỉ tiêu kế hoạch là 2,86% và 2,04%, chỉ tiêu đạt

Như vậy có thể thấy, xét về tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có giảm qua các năm và đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN, nhưng xét về mức độ đáp ứng chất lượng quản trị RRTD do VIB giao cho thì chi nhánh vẫn chưa đạt được. Xét về góc độ toàn hàng của VIB, theo số liệu toàn hàng của VIB, các chỉ tiêu theo số liệu báo cáo công bố của VIB, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng như sau: 2014: 2,51%; 2015: 2,07%; 2016: 1,5%. Như vậy so với toàn hàng, chỉ tiêu nợ xấu của VIB vẫn ở mức cao và cần cải thiện chất lượng quản trị RRTD để đạt được ngưỡng kế hoạch được giao và về ngưỡng trung bình của toàn hàng.

3.3.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với từng đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu chất lượng RRTD được giao cho chi nhánh về nợ quá hạn, nợ xấu của từng đối tượng khách hàng/tổng dư nợ giai đoạn 2014-2016 như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo khách hàng

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

KHCN KHDN KHCN KHDN KHCN KHDN

Nợ quá hạn 1,16 2,12 1,05 1,86 1,01 1,85 Nợ xấu 0,78 1,48 0,69 1,46 0,62 1,42

Nguồn: Kế hoạch kinh doanh các năm 2014-2016 VIB Thái Nguyên

Dựa trên cơ sở đánh giá RRTD đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu cho từng đối tượng khách hàng được thực hiện trên cơ sở đánh giá trung bình toàn hàng và đánh giá thị trường tín dụng tại Thái Nguyên, căn cứ số liệu các năm trước để đưa ra.

Thực hiện của chi nhánh như sau:

Bảng 3.6: Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo khách hàng

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Giá trị Giá trị Giá trị

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN/tổng dư nợ 1.02 0.98 0.92 Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN/tổng dư nợ 2.26 1.93 1.94 Tỷ lệ nợ xấu KHCN/tổng dư nợ 0.74 0.66 0.64 Tỷ lệ nợ xấu KHDN/tổng dư nợ 1.52 1.49 1.40

Theo kết quả dư nợ tín dụng theo khách hàng tại bảng 3.2 cho thấy, dư nợ của KHCN đạt 70% tổng dư nợ, dư nợ của KHDN đạt 30% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của KHCN chỉ chiếm khoảng 30% tổng nợ xấu còn nợ xấu của KHDN chiếm 70% tổng nợ xấu của chi nhánh. Cụ thể: Năm 2014, nợ quá hạn của KHCN là 1,02% tổng dư nợ, của KHDN là 2,26%; Tỷ lệ tương ứng của năm 2015, 2016 là 0,98% : 1,93% và 0,92%:1,94%. Tương tự như vậy, nợ xấu năm 2014 của KHCN là 0,74%, KHDN là 1,52%, năm 2015 là 0,66% và 1,49%, năm 2016 là 0,64% và 1,40%. Điều này được lý giải do tuy số lượng KHCN rất lớn, nhưng các món vay đều có quy mô tương đối nhỏ (vài chục đến vài trăm triệu) và mức độ đảm bảo tài sản khá tốt nên khách hàng đều có ý thức trả nợ tốt. Ngoài ra, rủi ro xảy ra với khách hàng mang tính đơn lẻ. Ngược lại là KHDN, tuy số lượng ít, nhưng dư nợ vay của mỗi KHDN lại lớn, vài tỷ đến vài trăm tỷ. Theo quy định về phân loại nợ, chỉ cần 1 khoản vay của DN bị lên nhóm nợ, thì tất cả các khoản vay khác đều bị chuyển nhóm tương ứng. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra sẽ tác động lớn tới tổng dư nợ chuyển nhóm nợ cao hơn.

Xét về chất lượng quản trị RRTD khi so sánh kết quả đạt được và kế hoạch đề ra cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ với nhóm KHCN được bảo đảm tương đối tốt khi chỉ tiêu thực hiện luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể nợ quá hạn của KHCN như sau: Năm 2014 là 1,02%/1,16%; năm 2015 là 0,98%/1,05%; năm 2016 đạt 0,92%/1,01%. Tỷ lệ nợ xấu của KHCN cũng đảm bảo ở mức độ này, trừ năm 2016 nợ xấu tăng nhẹ so với chỉ tiêu kế hoạch: Năm 2014: 0,74%/0,78%; năm 2015: 0,66%/0,69%; năm 2016: 0,64%/0,62%. Còn KHDN ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu luôn ở mức cao hơn so với kế hoạch đề ra. Nợ quá hạn các năm: 2014: 2,26% 1,93%/2,12%; năm 2015: 1,94%/1,86%; năm 2016: /1,85%. Tỷ lệ nợ xấu: năm 2014: 1,52%/1,48%; năm 2015: 1,49%/1,46%; năm 2016: 1,4%/1,42%. Như vậy, năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của KHDN/tổng dư nợ đã giảm và đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Nhận xét chung về mức độ đáp ứng chỉ tiêu đề ra về cơ cấu dư nợ quá hạn và dư nợ xấu theo loại khách hàng, KHCN được coi là đang được quản trị RRTD tốt hơn so với KHDN và đã đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra. Mảng KHDN vẫn mang lại nhiều rủi ro cho VIB Thái Nguyên.

Trong những năm qua, chi nhánh đã xử lý được một phần nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu được xử lý chưa ở mức cao khi chỉ chiếm khoảng 2% tổng nợ xấu. Cụ thể thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu được xử lý giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016

Tổng nợ xấu Triệu đồng 17.106 16.504 16.934 Nợ xấu được xử lý Triệu đồng 387 360 373

Tỷ lệ % 2,26 2,18 2,20

Nguồn: Báo cáo tín dụng VIB Thái Nguyên các năm 2014-2016

Số liệu cho thấy, nợ xấu năm 2014 xử lý được là 386 triệu đồng, tương ứng 2,26% tổng nợ xấu. Năm 2015 xử lý được 483 triệu đồng, tương ứng 2,93% nợ xấu. Năm 2016 xử lý được 427 triệu đồng, tương ứng 2,52 triệu đồng, tương ứng 2,52% nợ xấu. Nợ xấu được xử lý chủ yếu thông qua hình thức thu hồi nợ được của khách hàng và xử lý tài sản bảo đảm. Vì quy chế trích lập dự phòng xử lý nợ xấu có những yêu cầu rất khắt khe nên hẫu hết các khoản nợ xấu hiện tại của chi nhánh vẫn chưa xử dụng tới hình thức thu hồi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)