Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Từ những cơ sở phân tích về chất lượng quản trị RRTD ở trên, việc phân tích chất lượng quản trị RRTD sẽ thực hiện trên cơ sở mức độ thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch được giao, gồm có các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợx 100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Trên cơ sở tỷ lệ nợ quá hạn được giao, so sánh với chỉ tiêu nợ quá hạn thực hiện, sẽ cho biết ngân hàng đã đáp ứng được chất lượng quản trị RRTD đề ra chưa. Hiện giờ tuy NHNN chưa có bất cứ yêu cầu bắt buộc nào liên quan tới việc khống chế tỷ lệ nợ quá hạn nói chung, mà chỉ khống chế tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên,việc để xảy ra nhiều nợ quá hạn, cũng đồng nghĩa với việc trích lập dự phòng lớn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của NHTM. Mặt khác, để xảy ra nợ quá hạn với tỷ lệ lớn, cũng đồng nghĩa với rủi ro về việc tỷ lệ nợ xấu tăng. Vì vậy, các ngân hàng luôn phải khống chế tỷ lệ này ở mức thấp.

+Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợx 100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu.Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM và mức độ của nó phản ánh chất lượng quản trị RRTD của NHTM đó. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi món vay của ngân hàng gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ mất vốn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc làm giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, mà khi xảy ra ở quy mô lớn, nợ xấu sẽ khiến ngân hàng giảm vốn, âm vốn, dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Chính vì vậy, kiểm soát nợ xấu là yêu cầu bắt buộc với tất cả các ngân hàng. Hiện nay, NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng < 3% (Theo thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với từng đối tượng khách hàng:

Tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN =Tổng nợ quá hạn của KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn của KHPN = Tổng nợ quá hạn của KHPN

Tổng dư nợ x 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn này cho biết, hiện trong tổng dư nợ, khách hàng cá nhân đóng góp bao nhiêu % và khách hàng pháp nhân đóng góp bao nhiêu %. Từ đó, đánh giá được chất lượng quản trị RRTD theo từng đối tượng khách hàng, và đưa ra được biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản trị RRTD áp dụng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng.

- Chỉ tiêu liên quan tới nợ quá hạn và nợ xấu là hai chỉ tiêu chính trong việc phản ánh chất lượng quản trị RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các chỉ tiêu liên quan tới kế hoạch, các chỉ tiêu cần phân tích rõ hơn để phản ánh chất lượng quản trị RRTD tại ngân hàng gồm:

+ Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ xấu:

Tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ dư nợ xấu kỳ này

Tỷ lệ dư nợ xấu kỳ trướcx 100%

Tỷ lệ này cho biết khả năng kiểm soát nợ xấu của NHTM theo thời gian là tăng hay giảm. Thông thường, với các NHTM có khả năng kiểm soát nợ tốt, khi đã đo lường được RRTD xảy ra sẽ phải đưa ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý, để kết quả của năm sau phải tốt hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của NHTM, vì thế, khi đánh giá tỷ lệ tăng trưởng phải xem xét tổng thể trên cả quy mô ngành mới đưa ra đánh giá chính xác về khả năng kiểm soát của một NHTM cụ thể.

+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được xử lý

Tỷ lệ nợ xấu được xử lý = Nợ xấu được xử lý

Tổng nợ xấu x 100%

Tỷ lệ này cho biết khả năng của NHTM trong việc xử lý hậu quả khi RRTD xảy ra. Khi xảy ra nợ xấu, điều các NHTM phải làm là làm sao để khắc phục hậu quả thông qua công tác xử lý nợ xấu. Mấu chốt của công tác xử lý nợ là thu hồi được gốc, lãi khoản vay nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro mất vốn của NHTM. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu được xử lý sẽ phản ánh khả năng của NHTM trong việc kiểm soát và khắc phục hậu quả do nợ xấu gây ra.

a. Các chính sách về quản trị RRTD

Chỉ tiêu đánh giá dựa trên: số lượng chính sách, tính thời sự của chính sách và chất lượng của các chính sách (thể hiện ở tính dễ hiểu, dễ thực thi, dễ kiểm tra, đánh giá và kiểm soát, phù hợp với điều kiện của bản thân NHTM, với hoàn cảnh kinh tế trong nước và quốc tế). Thông thường, tại các NHTM sẽ đưa ra các loại chính sách sau:

- Chính sách đối với khách hàng. - Chính sách về phân bổ tín dụng.

- Chính sách về thẩm quyền phán quyết.

- Chính sách về phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD. - Các quy định về báo cáo, kiểm tra, giám sát rủi ro.

Những chính sách này được đưa ra dựa trên mức độ rủi ro được chấp nhận của NHTM nhằm đạt được cả mục tiêu kinh doanh và mục tiêu quản trị rủi ro.

b. Công nghệ sử dụng quản trị RRTD

Hiện nay, hầu hết các NHTM đều sử dụng hệ thống công nghệ quản trị RRTD. Các công nghệ áp dụng khác nhau tại mỗi ngân hàng. Thông thường công nghệ quản trị RRTD thường được tích hợp trong công nghệ phần mềm hệ thống của ngân hàng. Tại Việt Nam, các công nghệ được sử dụng hiện nay gồm Smartbank (Core Banking), T24 (Globus của Temenos Thụy Sĩ), Symbol,... Hầu hết các phần mềm này đều có hệ thống báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro. Khi công nghệ mà ngân hàng sử dụng có các tính năng cập nhật và cảnh báo tốt sẽ khiến ngân hàng nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIB THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát hoạt động của VIB thái nguyên

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về VIB Thái Nguyên

3.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

- Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

- Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard. Thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values. Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động

- Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu khí. Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị. Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

- Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”. Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu - Interbrand. Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội. Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U.Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard. Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.

- Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA). Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới. Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 -

tại Việt Nam. Triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới: Dự án thiết kế không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ thống quản trị nhân sự và hiệu quả công việc, Dự án chiến lược công nghệ, Chương trình chuyển đổi Hệ thống chi nhánh…

- Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

- Đến ngày 20/05/2016 sau 20 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.845 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng. Ngân hàng hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.

Giới thiệu sơ lược về VIB Thái Nguyên:

Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Thái Nguyên có địa chỉ tại số 60 đường Lương Ngọc Quyến, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Được thành lập tháng 10 năm 2007 bao gồm 1 chi nhánh chính và 2 phòng giao dịch, đến nay với 6 năm xây dựng và trưởng thành, VIB Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế của mình.

Chức năng:

- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo phân cấp của VIB Việt Nam.

- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ - Thực hiện các chức năng khác.

Nhiệm vụ:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.

- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh,…).

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định. - Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ban kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngành ngân hàng lien quan đến hoạt động của các chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của VIB Thái Nguyên

VIB Thái Nguyên gồm 4 đơn vị trực thuộc là: Ngân hàng bán lẻ, Trung tâm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Lương Ngọc Quyến và Phòng giao dịch Gang Thép. Trong đó:

-Trung tâm kinh doanh KHDN gồm 01 giám đốc và 10 nhân viên. Giám đốc trung tâm kinh doanh KHDN đồng thời là giám đốc đại diện pháp lý cho cả chi nhánh ngân hàng.

VIB THÁI NGUYÊN

Ngân hàng bán lẻ

Trung tâm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Phòng giao dịch Lương Ngọc Quyến Phòng giao dịch Gang Thép Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ khách hàng

-Ngân hàng bán lẻ có 2 đơn vị trực thuộc là: Phòng KHCN và Phòng DVKH. Phụ trách chung Ngân hàng bán lẻ là 01 giám đốc. Phòng KHCN có 01 trưởng phòng và 07 nhân viên. Phòng Dịch vụ khách hàng có 01 trưởng phòng và 05 nhân viên.

-Phòng giao dịch Lương Ngọc Quyến gồm 02 đơn vị trực thuộc là Phòng KHCN và Phòng DVKH. Phòng có 01 giám đốc phụ trách chung đồng thời phụ trách phòng KHCN gồm 05 nhân viên. Phòng DVKH có 01 kiểm soát và 05 nhân viên.

-Phòng giao dịch Gang thép gồm 02 đơn vị trực thuộc là Phòng KHCN và Phòng DVKH. Phòng có 01 giám đốc phụ trách chung đồng thời phụ trách phòng KHCN gồm 05 nhân viên. Phòng DVKH có 01 kiểm soát và 05 nhân viên.

Mô hình hoạt động của VIB là các đơn vi kinh doanh hoạt động và hạch toán độc lập với nhau. Chi nhánh chỉ có chức năng đầu mối và trong trường hợp thẩm quyền phán quyết của các giám đốc phòng giao dịch nhỏ hơn của giám đốc chi nhánh thì giám đốc chi nhánh sẽ ký duyệt nếu giá trị của giao dịch nằm trong thẩm quyền của giám đốc chi nhánh.

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

Ngân hàng quốc tế VIB Thái Nguyên thực hiện có một danh mục các sản phẩm dịch vụ khá đa dạng đó là:

- Dịch vụ nhận tiền gửi:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm lãi bậc thang + Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước + Tiền gửi tiết kiệm gửi góp + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu - Dịch vụ tín dụng:

+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

+ Đồng tài trợ, uỷ thác và nhận uỷ thác, cho vay các dự án đầu tư + Cầm cố chứng từ có giá

+ Tài trợ xuất nhập khẩu

- Dịch vụ thanh toán trong nước

+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tổ chức cá nhân + Chuyển tiền điện tử

+ Chi trả lương hộ

- Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: + Thanh toán xuất nhập khẩu:

 Tín dụng chứng từ

 Các hình thức thanh toán nhờ thu

 Chuyển tiền điện tử

 Thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới + Mua bán trao đổi các loại ngoại tệ

+ Chuyển tiền phi thương mại + Cầm cố, chiết khấu bộ chứng từ - Các dịch vụ khác: + Bảo lãnh + Dịch vụ ATM + Dịch vụ phone Banking + Tư vấn cho khách hàng + Đại lý thẻ tín dụng

+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union

3.1.1.2. Mô hình quản trị RRTD tại VIB

Cụ thể, mô hình bộ máy phê duyệt tín dụng tại VIB như sau:

Sơ đồ 3.2. Bộ máy phê duyệt tín dụng tại VIB Ủy ban Quản lý rủi ro

- Là cơ quan cao nhất trong bộ máy phê duyệt tín dụng;

- Quyết định việc thành lập hay giải thể các cấp phê duyệt khác; - Bổ nhiệm/miễn nhiệm Chủ tịch UBTD, Phó Chủ tịch UBTD; - Định hướng về phê duyệt tín dụng cho các cấp phê duyệt; - Phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của UBTD.

Ủy ban Tín dụng

Chức năng, vai trò của UBTD

- Quản trị cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng toàn Hệ thống theo định hướng tín dụng;

- Phê duyệt giới hạn rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng, kiểm soát nội bộ và bảo đảm việc tuân thủ những chính sách và quy định này;

- Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư trong thẩm quyền của UBTD; - Đưa ra các khuyến nghị về định hướng tín dụng trong tương lai;

- Quyết định thẩm quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt trên toàn Hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)