5. Kết cấu luận văn
3.4.1. Kết quả đánh giá về chất lượng các hoạt động liên quan tới quản trị
Theo nghiên cứu đã chỉ ra, các hoạt động ảnh hưởng tới chất lượng quản trị RRTD gồm: Sự vận hành mô hình quản trị RRTD, các chính sách liên quan tới quản trị RRTD, công nghệ quản trị RRTD. Dựa trên cơ sở đó, phiếu điều tra hướng tới khảo sát chất lượng các hoạt động ảnh hưởng tới chất lượng RRTD dựa trên 13 nhóm sau: (1) Bố trí nhân sự cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng; (2) Chính sách quản lý RRTD đối với khách hàng; (3) Chính sách phân bổ tín dụng; (4) Sự hợp lý của thẩm quyền phán quyết; (5) Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD; (6) Việc thực hiện thẩm định RRTD đối với khách hàng khi làm hồ sơ tín dụng; (7) Việc thực hiện thẩm định RRTD đối với khách hàng trước khi giải ngân; (8) Việc thẩm định RRTD đối với khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay; (9)Việc thẩm định RRTD đối với tài sản đảm bảo tiền vay trước khi cho vay; (10) Việc kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đối với quản lý khách hàng; (11) Việc kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của hội sở đối với chi nhánh; (12) Việc thực hiện báo cáo RRTD thực hiện tại chi nhánh; (13) Công nghệ của ngân hàng đáp ứng nhu cầu quản trị RRTD. Đây đều là các hoạt động có liên quan tới việc kiểm soát chất lượng quản trị RRTD tại ngân hàng. Dựa vào sự đánh giá của chính những người thực hiện công việc, có thể đưa ra kết luận về chất lượng quản trị RRTD đang được thực hiện tại chi nhánh. Chính vì thế, phiếu điều tra đã thiết kế nghiên cứu đánh giá của các CBNV đang làm việc tại VIB, thực hiện các hoạt động có liên quan tới chất lượng quản trị RRTD về 13 hoạt động nói trên.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá các hoạt động liên quan tới chất lượng quản trị RRTD tại VIB giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Phiếu S TT Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất ké m Điểm trung bình (5) (4) (3) (2) (1) 1
Bố trí nhân sự cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng:
- Sự hợp lý về số lượng nhân viên
- Chất lượng nhân sự trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng
7 9 14 0 0 3,767
2
Chính sách quản lý RRTD đối với khách hàng:
- Chính sách có tính nhất quán, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ kiểm tra, đánh giá
- Sự thay đổi linh hoạt của chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn 8 22 0 0 0 4,267 3 Chính sách phân bổ tín dụng: - Có chính sách phân bổ cho các nhóm ngành và sản phẩm, khách hàng hợp lý
- Có yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt về phân bổ tín dụng
13 17 0 0 0 4,433
4
Sự hợp lý của thẩm quyền phán quyết:
- Thẩm quyền phán quyết đối với lãnh đạo chịu trách nhiệm phê duyệt về tín dụng tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động trong kinh doanh - Thẩm quyền phán quyết đã ngăn ngừa được rủi ro trong phê duyệt tín dụng tại chi nhánh đối với các khoản vay lớn
9 21 0 0 0 4,3
5
Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD
- NH có chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD theo đúng quy định của NHNN - NH tuân thủ chặt chẽ theo chính sách đã được đưa ra
S TT Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất ké m Điểm trung bình (5) (4) (3) (2) (1) 6
Việc thực hiện thẩm định RRTD đối với khách hàng khi làm hồ sơ tín dụng
- Thẩm định đầy đủ và chính xác các thông tin của khách hàng
- Có người thứ 3 thẩm định lại
10 20 0 0 0 4,333
7
Việc thực hiện thẩm định RRTD đối với khách hàng trước khi giải ngân:
- Có kiểm tra mục đích sử dụng vốn trước khi giải ngân
- Có kiểm tra tình hình của khách hàng trước khi giải ngân
- Có kiểm tra tình hình về khả năng hoàn tất nghĩa vụ của người bán trước khi giải ngân
11 19 0 0 0 4,367
8
Việc thẩm định RRTD đối với khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay:
- Có kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau giải ngân
- Có kiểm tra tình hình kinh doanh (tài chính) của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay
9 17 4 0 0 4,167
9
Việc thẩm định RRTD đối với tài sản đảm bảo tiền vay trước khi cho vay:
- Kiểm tra thực tế tài sản trước khi cho vay - Thực hiện đầy đủ các thủ tục giao dịch bảo đảm đối với tài sản trước khi giải ngân - Kiểm tra hiện trạng sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay
7 19 4 0 0 4,1
10
Việc kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đối với quản lý khách hàng:
- Có phân công đơn vị chuyên biệt phụ trách kiểm tra. Đánh giá của anh/chị về việc thực hiện kiểm tra của đơn vị này
□ Có: 30/30 □ Không: 0
S TT Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất ké m Điểm trung bình (5) (4) (3) (2) (1) - Đánh giá của anh/chị về mức độ và chất
lượng của việc kiểm tra thường xuyên theo: □ Tháng: 0 □ Quý: 5/30
□ Khi có nhu cầu: 25/30
11
Việc kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của hội sở đối với chi nhánh:
- Có phân công đơn vị chuyên biệt phụ trách kiểm tra không và đánh giá của anh/chị về việc thực hiện kiểm tra của đơn vị này □ Có: 30/30 □ Không
- Đánh giá của anh/chị về mức độ và chất lượng của việc kiểm tra thường xuyên theo: □ Tháng: 0 □ Năm:4/30
□ Khi có nhu cầu: 26/30
5 22 3 0 0 4,067
12
Việc thực hiện báo cáo RRTD thực hiện tại
chi nhánh:
- Báo cáo thường xuyên, liên tục và đầy đủ các RRTD phát sinh tại chi nhánh cho Hội sở - Thực hiện việc báo cáo đầy đủ, đúng quy định và chính xác đối với các cơ quan chức năng có liên quan
9 21 0 0 0 4,3
13
Công nghệ của ngân hàng đáp ứng nhu cầu quản trị RRTD:
- Công nghệ sử dụng hiện đại, dễ sử dụng - Công nghệ có module cảnh báo rủi ro đối với khách hàng và khoản vay, lĩnh vực vay - Công nghệ có báo cáo phục vụ công tác quản trị dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát
11 14 5 0 0 4,2
Trong số 13 nhóm hoạt động được nghiên cứu, có một số nhóm hoạt động được đánh giá tốt hơn các hoạt động khác, gồm có:
Thứ nhất, về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD: 21/30 phiếu, chiếm 70% đánh giá là rất tốt, 9/30 phiếu, chiếm 30% đánh giá là tốt. Hiện tại, chi nhánh đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo điều 10 của thông
tư 02/2013/TT-NHNN về hướng dẫn phân loại tài sản. Trong đó, chỉ cần khách hàng có dư nợ xấu tại một khoản tín dụng thì tất cả các khoản tín dụng còn lại đều bị xếp cùng loại tương ứng. Việc này sẽ đảm bảo tối đa về kiểm soát chất lượng RRTD cho chi nhánh. Hiện tại, việc này được chi nhánh tuân thủ rất chặt chẽ. Có chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tốt và việc thực hiện các chính sách này một cách nghiêm túc, chặt chẽ sẽ giúp phản ánh đúng thực trạng nợ xấu, qua đó phản ánh đúng thực trạng chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh. Với kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện tốt chính sách này tại chi nhánh cho thấy số liệu báo cáo về RRTD của chi nhánh là khá chính xác và đáng tin cậy.
Thứ hai, về chính sách phân bổ tín dụng: có 13/30 phiếu, chiếm 43% đánh giá là rất tốt, 17/30 phiếu, chiếm 57% đánh giá là tốt. Điều này cho thấy chính sách phân bổ tín dụng là khá hợp lý. Chính sách phân bổ tín dụng của VIB cũng thường cập nhật mỗi năm, trong đó đưa ra những lĩnh vực ưu tiên phát triển tín dụng, lĩnh vực hạn chế, đối tượng khách hàng ưu tiên và đối tượng khách hàng hạn chế cấp tín dụng. Trong giai đoạn phát triển bán lẻ như hiện tại, chính sách phân bổ tín dụng cũng tập trung đối tượng khách hàng cá nhân, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. Việc thực hiện tốt chính sách phân bổ, đã một phần thể hiện được tầm nhìn của ngân hàng về nhận diện được lĩnh vực, ngành nghề, nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều rủi ro, qua đó hạn chế cấp tín dụng cho lĩnh vực đó chính là hạn chế RRTD cho ngân hàng.
Thứ ba, về thực hiện thẩm định RRTD cho khách hàng trước khi giải ngân. Có 11/30 phiếu, chiếm 37% đánh giá là thực hiện rất tốt, 19/30 phiếu, chiếm 63% đánh giá là thực hiện tốt. Theo quy trình tín dụng được hướng dẫn thực hiện tại sổ tay tín dụng của VIB, việc thẩm định khách hàng và RRTD phải được thực hiện đầy đủ trước khi ra quyết định cho vay. Đặc biệt, trước khi giải ngân, cần thẩm định kỹ đảm bảo về mục đích sử dụng vốn của khách hàng được giải ngân theo đúng nội dung trong hợp đồng tín dụng. Theo tìm hiểu, trước khi giải ngân, tại chi nhánh luôn có yêu cầu hồ sơ giải ngân đầy đủ, bên cạnh đó, chuyên viên quan hệ khách hàng phải trực tiếp kiểm tra đảm bảo việc giải ngân vốn là đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng và theo hồ sơ. Hiện nay, việc giải ngân thông qua chuyển khoản thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng với các khoản tín dụng từ 100 triệu trở lên. Điều này đã được VIB
Thái Nguyên tuân thủ một cách triệt để. Với việc thẩm định tốt RRTD cho khách hàng trước khi giải ngân có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Qua đó, sẽ góp phần kiểm soát dòng vốn giải ngân, hạn chế RRTD từ việc sử dụng vốn sai mục đích.
Thứ tư, công nghệ của ngân hàng đáp ứng yêu cầu quản trị RRTD. Phiếu khảo sát đánh giá dựa trên các yêu tố: công nghệ sử dụng hiện đại, dễ sử dụng, có module riêng cho cảnh báo RRTD đối với khách hàng và khoản vay, lĩnh vực vay, có báo cáo phục vụ công tác quản trị dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát. Kết quả cho thấy, có 11/30 phiếu, chiếm 37% đánh giá là rất tốt, 14/30 phiếu, chiếm 47% đánh giá tốt, và 5/30 chiếm 16% đánh giá là bình thường. Hiện tại, công nghệ core-banking với nâng cấp modul của IBM khiến cho việc quản trị RRTD của ngân hàng được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, với một số quan hệ khách hàng, do tập trung chuyên môn vào xử lý nghiệp vụ liên quan nên việc tiếp cận và khai thác những tiện ích của công nghệ vẫn chưa tốt. Vì vậy, kết quả này cũng phản ánh cả mức độ thành thạo trong sử dụng của người dùng đối với công nghệ của ngân hàng. Kết quả điều tra này đã phản ánh tương đối chính xác so với nhận định của các chuyên gia về công nghệ áp dụng tại VIB như phần đánh giá về công nghệ đã phân tích.
Thứ năm, đánh giá về việc thẩm định RRTD đối với khách hàng khi làm hồ sơ. Việc đánh giá dựa trên yếu tố các cán bộ quan hệ khách hàng thẩm định đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng và có người thứ ba thẩm định lại. Có 10/30 phiếu, chiếm 33% đánh giá là thực hiện rất tốt, 20/30 phiếu chiếm 67% đánh giá là tốt. Theo quy trình tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng sau khi tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, sẽ thu thập hồ sơ khách hàng và làm tờ trình thẩm định hồ sơ. Tờ trình này được trình lên các cấp cao hơn cho phê duyệt tín dụng. Sau khi có phán quyết tín dụng, bộ phận giao dịch sẽ thực hiện kiểm soát lại tính tuân thủ về mặt hồ sơ và các điều kiện được phê duyệt trong phán quyết tín dụng. Việc này giúp đảm bảo các phán quyết được thực hiện đầy đủ và chính xác. Việc thực hiện tốt hoạt động này góp phần giảm thiểu RRTD từ khâu cấp tín dụng cho khách hàng.
Thứ sáu, việc thực hiện báo cáo RRTD của chi nhánh. Chi nhánh thực hiện việc báo cáo RRTD khá đầy đủ, chính xác và đúng quy định. Có 9/30 phiếu, chiếm 30%
đánh giá là thực hiện rất tốt, 21/30 phiếu, chiếm 70% đánh giá là thực hiện tốt. Do quy định báo cáo rất rõ ràng, yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định. Nên hầu hết các chi nhánh đều thực hiện báo cáo đầy đủ. Chất lượng báo cáo tùy thuộc vào việc chi nhánh phân loại nợ đúng như hướng dẫn không. Với tỷ lệ đánh giá việc phân loại nợ là rất tốt (70%) và tốt (30%) như ở trên đã phân tích, thì kết quả này cho thấy sự hợp lý trong việc chi nhánh tuân thủ báo cáo chính xác số liệu. Việc thực hiện báo cáo RRTD là hoạt động thuộc khâu kiểm soát RRTD. Thông qua số liệu báo cáo đầy đủ, chính xác, ngân hàng sẽ có các hành động kiểm soát RRTD cụ thể và đảm bảo thực thi tốt hơn.
Thứ bẩy, về chính sách quản lý RRTD đối với khách hàng, phiếu khảo sát đánh giá về tính nhất quán, dễ hiểu, dễ áp dụng cũng như sự thay đổi linh hoạt của chính sách cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng vay vốn trong từng giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy: 8/30, chiếm 27% số phiếu đánh giá là chính sách rất hợp lý, 22/30 phiếu, chiếm 73% số phiếu đánh giá là chính sách hợp lý. Thực tế tại chi nhánh cho thấy, các chính sách đối với khách hàng được hội sở đưa ra và áp dụng trên toàn hệ thống. Những chính sách này có tính linh hoạt rất cao, hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể trong từng giai đoạn. Thông thường, mỗi năm, hội sở sẽ đưa ra một đến hai chính sách cụ thể bên cạnh tính sách chung. Và mỗi văn bản chính sách đưa ra, thường có hướng dẫn thi hành cụ thể. Vì vậy, chi nhánh dễ dàng trong việc tiếp cận và thực thi các chính sách. Khi các chính sách này được đưa tới từng chi nhánh, các chi nhánh tự xem xét và có thể có những đề xuất ngược lại cho phù hợp với tính chất riêng biệt của chi nhánh mình. Việc thực hiện đúng, đủ các chính sách quản lý RRTD với khách hàng của chi nhánh sẽ góp phần đo lường tốt RRTD cũng như kiểm soát RRTD cho chi nhánh.
Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ phiếu điều tra, hiện tại một số hoạt động của ngân hàng còn chưa hoàn toàn đáp ứng được chất lượng quản trị RRTD, đó là:
Thứ nhất, về sự hợp lý về thẩm quyền phán quyết: 9/30 phiếu, chiếm 30% đánh giá là rất hợp lý; 21/30 phiếu chiếm 70% đánh giá là hợp lý. Thẩm quyền phán quyết được đánh giá chính là chính sách phòng ngừa RRTD của hội sở dành cho chi nhánh.
trong đó, khối bán lẻ là 2 tỷ đồng, khối KHDN là 500 trđ. Đây là mức phán quyết đảm bảo cho các giám đốc trong việc ra phán quyết tín dụng phù hợp với khách hàng. Trong hạn mức phán quyết của giám đốc, các khoản tín dụng sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh chóng. Tuy nhiên, khi khoản tín dụng vượt quá mức phán quyết của giám đốc, thì sẽ phải trình lên bộ phận tái thẩm định tại hội sở quyết định. Vì vậy, thời gian ra quyết định tín dụng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, điều này lại giúp hạn chế bớt RRTD gặp phải. Điều này cũng giảm gánh nặng cho các quan hệ khách hàng trong trường hợp phải xử lý các khoản tín dụng lớn. Theo khảo sát tại nhiều ngân hàng TMCP hiện nay, đều có quy định về thẩm quyền phán quyết cho các giám đốc chi nhánh và phòng giao dịch. Điều này giúp ngân hàng phòng ngừa RRTD tốt hơn. Việc đưa ra các tiêu chí để phân thẩm quyền phán quyết của VIB là khá tốt, mỗi người có năng lực khác nhau, hoạt động trên các địa bàn khác nhau sẽ được phân quyền phán