Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Thái Nguyên

Nghiên cứu về đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên cho thấy, trong các giải pháp được nhắc tới, giải pháp được đánh giá là quan trọng nhất gồm: Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng (16/30 phiếu, chiếm 53% đánh giá là cực kỳ quan trọng; 14/30 phiếu, chiếm 47% đánh giá là rất quan trọng); Cơ chế xử lý tài sản đảm bảo cần linh hoạt hơn, trong đó cần trao thêm quyền cho ngân hàng (15/30 phiếu, chiếm 50% đánh giá là cực kỳ quan trọng; 10/30 phiếu, chiếm 33% đánh giá là rất quan trọng; 5/30 phiếu, chiếm 17% đánh giá là quan trọng); Cần xác lập cơ chế phối hợp giữa ngân hàng và các cơ quan hữu quan trên địa bàn (15/30 phiếu, chiếm 50% đánh giá là cực kỳ quan trọng; 10/30 phiếu, chiếm 33% đánh giá là rất quan trọng; 5/30 phiếu, chiếm 17% đánh giá là quan trọng); Có cơ chế định rõ trách nhiệm từng bộ phận khi xảy ra rủi ro (10/30 phiếu, chiếm 33% đánh giá là cực kỳ quan trọng; 15/30 phiếu, chiếm 50% đánh giá là rất quan trọng; 5/30 phiếu, chiếm 17% đánh giá là quan trọng); Giải pháp tăng

cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát từ hội sở cũng được đánh giá là cần thiết (8/30 phiếu, chiếm 27% đánh giá là cực kỳ quan trọng; 16/30 phiếu, chiếm 57% đánh giá là rất quan trọng; 5/30 phiếu, chiếm 17% đánh giá là quan trọng). Công nghệ hiện áp dụng tại ngân hàng được coi là đáp ứng khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn 3/30 phiếu, chiếm 10% đánh giá là việc đổi mới công nghệ là cực kỳ quan trọng, 22/30 phiếu, chiếm 73% đánh giá là rất quan trọng và 5/30 phiếu đánh giá là quan trọng.

Bảng 4.1: Những đề xuất của CBNV VIB Thái Nguyên về giải pháp nâng cao chất lượng quản trị RRTD

Đơn vị: Phiếu S TT Chỉ tiêu Rất quan trọng Qua n trọng Bình thường Ít quan trọng Khôn g quan trọng Điểm trung bình (5) (4) (3) (2) (1)

1 Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 3 22 5 0 0 3,933

2 Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng 16 14 0 0 0 4,533

3 Tăng cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát,

giám sát từ hội sở 8 17 5 0 0 4,1

4 Có cơ chế định rõ trách nhiệm từng bộ

phận khi xảy ra rủi ro 10 15 5 0 0 4,167

5

Cơ chế xử lý tài sản đảm bảo cần linh hoạt hơn, trong đó cần trao thêm quyền cho ngân hàng

15 10 5 0 0 4,333

6 Cần xác lập cơ chế phối hợp giữa ngân

hàng và các cơ quan hữu quan trên địa bàn 15 10 5 0 0 4,333

7

Các đề xuất khác

………

Xuất phát từ thực tiễn và đề xuất được khảo sát, từ những nguyên nhân chính gây ra RRTD tại Chi nhánh, đề tài sẽ đi sâu vào ba nhóm giải pháp gồm: (i) Nhóm

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị RRTD; (iii) Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)